10 loại rau quả tuyệt vời phòng các vấn đề đường hô hấp trong mùa thu
admin 16/09/2021
Trong khoảng thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa thu, thời tiết hanh khô đột ngột, cơ thể dễ bị suy nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ bị nhiễm trùng. Mùa thu là mùa thường xuyên xảy ra các vấn đề đường hô hấp. Nếu cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết sẽ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Dưới đây là 10 loại rau và trái cây bạn nên bổ sung vào mùa thu.
1. Bông cải xanh cải thiện sức đề kháng
Trong các loại rau, súp lơ rất giàu vitamin. Cứ 200 gam bông cải xanh có thể cung cấp hơn 75% lượng vitamin A mà một người trưởng thành cần mỗi ngày. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong súp lơ cao gấp 4 – 5 lần so với bắp cải và giá đỗ. Khoảng 100gr súp lơ trắng chứa khoảng 80 mg vitamin C.
2. Cần tây
Thời tiết mùa thu hanh khô, khó chịu khiến cơ thể mất dần cảm giác muốn ăn. Cần tây có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị từ đó giúp tăng cảm giác thèm ăn, có tác dụng long đờm hiệu quả. Bạn có thể xào cần tây với thịt bò, thịt lợn, cho vào món canh ăn hàng ngày hoặc ép với cà rốt để nâng cao sức đề kháng.
3. Cải bó xôi (rau chân vịt) giúp cải thiện các vấn đề đường hô hấp
Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng caroten trong cải bó xôi cao hơn nhiều so với các loại rau xanh khác. Lá của loại rau này chứa nhiều vitamin K có tác dụng cầm máu rất tốt.
Cải bó xôi có tác dụng giảm tình trạng nhiệt miệng, khô môi, viêm lưỡi, viêm da… do thời tiết thất thường, hanh khô vào mùa thu. Vì vậy, thường xuyên chế biến món ăn này trong thực đơn mùa thu rất có lợi cho sức khỏe và giúp nâng cao sức đề kháng.
Xem thêm:
- Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin COVID-19
- Chế độ ăn nhiều rau và cá làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng
- 10 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong đợt dịch COVID-19
4. Bí ngô
Bí ngô được coi là loại thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú nhất. Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin K, T và các loại vitamin khác. Trong số đó, vitamin K và T là những vitamin hiếm, có rất ít trong thực phẩm. Vitamin K cần thiết cho quá trình tổng hợp protein trong máu và mô xương.
Vitamin T giúp đông máu và sản xuất các tế bào máu. Vì vậy, vitamin T rất quan trọng để ngăn ngừa một số dạng thiếu máu. Hai loại vitamin này có nhiều trong bí ngô. Vì vậy, nên ăn nhiều bí ngô vào mùa thu để nâng cao sức đề kháng.
5. Củ dền
Loại thực phẩm màu đỏ này chứa nhiều sắt, magie, axit folic, vitamin C, vitamin A, carbohydrate, kali, phốt pho… nên không chỉ bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp thúc đẩy tiêu hóa rất tốt.
Củ dền rất giàu vitamin B12, nó còn giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt và tổng hợp hemoglobin, từ đó làm tăng hàm lượng oxy trong hemoglobin, giúp nâng cao thể lực và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, củ dền chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng trị táo bón rất hiệu quả.
6. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E, chất đạm, tinh bột, axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe như canxi, kẽm, sắt, magie,… Ăn khoai lang có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp… những vấn đề đường hô hấp thường gặp trong mùa thu và giúp bạn nâng cao sức đề kháng.
7. Táo
Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan, giảm các vấn đề về đường tiêu hóa. Chất pectin trong táo giúp giảm mức cholesterol, do đó giúp duy trì cân nặng hợp lý. Táo cũng là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và vitamin A. Ngoài ra táo chứa một lượng nhỏ phốt pho, sắt và canxi nên còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
8. Cam
Trong giai đoạn này, cam là một loại trái cây lý tưởng giúp nâng cao sức đề kháng, bởi cam rất giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin C trong cam còn giúp xương chắc khỏe, chống viêm họng, giảm nguy cơ mắc hen suyễn, ngăn ngừa đục thủy tinh thể …
9. Lê
Không khí hanh khô vào mùa thu thường ít ẩm ướt hơn nên lúc này cần bổ sung lê vì lê là loại quả ngọt, giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt,… Ăn lê thường xuyên có thể làm dịu mùa thu khô hanh, dưỡng ẩm cho phổi. Lê rất giàu chất xơ, hầu hết chất xơ trong lê đều hòa tan nên có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
10. Chuối
Chuối chứa 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa mà cơ thể con người không thể tự sản sinh ra được. Ngoài ra, chuối còn cung cấp hơn 6 loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe người lớn và trẻ nhỏ. Chuối rất giàu vitamin B6, B12, C, A1, magiê và kali, có thể giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau tác động của nicotin trong thuốc lá.
Sử dụng 1-2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa. Ăn chuối còn có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu, làm đẹp da, giảm béo, cải thiện trí nhớ cho người lớn và trẻ em. Trong Đông y, chuối được dùng hỗ trợ trị táo bón, tiêu khát, say rượu, sốt, viêm gan, vàng da, sưng tấy và các triệu chứng khác.
Để tham khảo các khóa học chăm sóc sức khỏe của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!