Phụ nữ thức khuya – Những tác hại không ngờ

VMC-Admin 19/10/2021

Chúng ta đều biết rằng thức khuya chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề này, phụ nữ thức khuya còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, cuộc sống và công việc. Trong bài viết này, Trung tâm VMC sẽ vạch trần nhiều tác hại của thức khuya với con gái mà chúng ta không thể lường trước được.

1. Con gái khi thức khuya da bị sạm, nhanh lão hóa

lão hóa da

Nói đến tác hại của việc thức khuya với con gái, đầu tiên phải kể đến đó là sự lão hóa. Da của chúng ta cần tái tạo sau một thời gian tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất, quá trình này xảy ra vào ban đêm khi chúng ta ngủ. 

Quá trình tái tạo da diễn ra nhanh nhất trong khoảng từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau. Thức khuya dẫn đến collagen không được sản sinh, tế bào không được phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp biểu bì, dẫn đến việc da xỉn màu, nám, tàn nhang, nếp nhăn … Do đó, ngủ đủ giấc và đúng giờ được ví như “thẻ bảo hành cho làn da”.

Xem thêm: 4 nhóm thực phẩm giàu collagen – “Thần dược” trẻ hóa làn da cho phụ nữ

2. Tác hại của thức khuya với con gái: Gây ra rối loạn kinh nguyệt

tác hại của thức khuya với con gái

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là hậu quả của việc thức khuya trong thời gian dài. Nguyên nhân là do thức khuya sẽ làm rối loạn hoạt động của tuyến yên và buồng trứng. Từ đó làm giảm nồng độ estrogen, progesterone và các thành phần khác cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến đau bụng kinh, thậm chí dẫn đến hiện tượng vô kinh, mệt mỏi và hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chuyên gia cho biết, những chị em có thói quen thức đêm thường có những biểu hiện bất thường như máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, có màu nâu, đen, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi khi hành kinh.

Xem thêm: Các biện pháp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

3. Phụ nữ thức khuya khiến hệ thống miễn dịch suy yếu

hệ miễn dịch suy yếu

Cũng giống như quá trình tái tạo da, cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định trong khi ngủ để tái tạo và tăng cường hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh nhất trong giai đoạn đầu của giấc ngủ sâu và có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Khi thức khuya, chất lượng giấc ngủ không còn được đảm bảo, chị em dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp, cảm cúm, sốt, dị ứng…. Tác hại của thức khuya với con gái là dẫn đến suy giảm miễn dịch, mang nhiều bệnh tật không đáng có, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên ngừng thức khuya, bổ sung các thực phẩm lành mạnh và tập thể dục điều độ.

Xem thêm: 3 thực phẩm thuần chay giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại Covid

4. Tác hại của thức khuya với con gái: Gây suy giảm trí nhớ

giảm trí nhớ

Lúc ngủ chính là thời gian để não bộ được nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ và thức khuya, não bộ sẽ không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm số lượng tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, uể oải, thiếu tập trung.

5. Tăng nguy cơ ung thư vú

tác hại của thức khuya với con gái

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, phụ nữ có thói quen thức khuya, thiếu ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,5 lần so với người đi ngủ sớm. Thức khuya có thể làm mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục mà còn làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Ngoài ra, thói quen thức khuya sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin. Hormone này có vai trò giúp não bộ được nghỉ ngơi, tạo cảm giác buồn ngủ, chống lại sự hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

6. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa

tác hại của thức khuya với con gái

Những vấn đề như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa… đều có thể xảy ra ở cả nam và nữ khi thức khuya bởi việc đi ngủ muộn làm kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị gây rối loạn nhu động ruột.

Một số cách giúp bạn ngủ sớm hơn

Tạo cho mình một lịch trình ngủ khoa học

Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi ngủ và thức dậy ở một khung giờ cố định trong khoảng thời gian dài để có thể đi ngủ sớm hơn. Việc này có thể giúp cơ thể bạn quen với việc ngủ sớm, đồng thời lập trình lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó ngủ thì hãy giảm bớt thời gian ngủ trưa để không bị mất ngủ vào buổi tối. Bạn chỉ nên ngủ trưa trong khoảng thời gian lý tưởng từ 15-30 phút.

Chế độ ăn uống khoa học

tác hại của thức khuya với con gái

Không nên sử dụng các loại trà, cà phê vào trước giờ đi ngủ. Thêm vào đó, các thực phẩm như ngũ cốc hay trái cây cũng giúp bạn thấy buồn ngủ, hơn nữa nó còn giúp bạn tránh được tình trạng tăng cân.

Tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ ngủ

tác hại của thức khuya với con gái

Việc hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp giảm thiểu được các tác hại từ ánh sáng xanh đến sức khỏe và cơ thể, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Bạn không nên đặt điện thoại cạnh mình khi ngủ.

Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học sức khỏe tinh thần của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại Website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.