Tỉnh táo trước những quảng cáo chữa bệnh không chính xác về Đông y

admin 06/01/2021

Trong những năm gần đây, với phương châm xã hội hóa y tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong nước và ngoài nước, chủ yếu là Trung Quốc, đã được cơ quan chức năng cấp phép hành nghề.Khi đi vào hoạt động, việc nhiều phòng mạch Đông y tìm mọi cách quảng bá năng lực và phạm vi chữa bệnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng là điều dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên, chuyện đáng nói là, đã có không ít quảng cáo mang nội dung thiếu tính chính xác, khó hiểu, thậm chí được “thổi phồng” một cách quá đáng vì mục đích thương mại.

Sử dụng thuật ngữ khoa học không chính xác

Có thể nói, rất nhiều quảng cáo phạm lỗi này do người dịch, người viết thiếu kiến thức chuyên môn. Ví như việc dùng các thuật ngữ: “hệ thần kinh đại não” trong quảng cáo chữa động kinh (chỉ gọi là đại não hoặc hệ thần kinh trung ương), “viêm phế quản dị ứng, viêm phế quản di truyền” và “vi khuẩn hen suyễn” trong quảng cáo chữa hen và viêm phế quản (không có loại vi khuẩn nào mang tên hen suyễn), “herpes sinh lực” trong quảng cáo chữa herpes (chỉ gọi là Herpes sinh dục)…

Dùng các thuật ngữ sai, giới chuyên môn cũng không hiểu 

Ví như các thuật ngữ: “miễn dịch cơ nhân” trong quảng cáo chữa bướu cổ, “cảm nhiễm chi nguyên thể”, “y nguyên thể” trong quảng cáo chữa sùi mào gà , “miễn dịch đề kháng gene” trong quảng cáo chữa viêm phế quản… Thực ra, những thuật ngữ này có thể tìm hiểu và dịch sang tiếng Việt một cách dễ dàng và dễ hiểu, nhưng xem ra người ta cố ý như vậy để gây “ấn tượng” nhằm thu hút sự chú ý của người bệnh.

Xem thêm: Tuyển sinh đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền tại Hà Nội năm 2019

Sử dụng các ngôn từ mang tính chất giật gân

Ví như: “Các bài thuốc bí quyết cổ truyền phát huy sự thần kỳ của Đông y Trung Quốc”, “xóa bỏ căn bệnh động kinh này không phải là điều viễn tưởng nữa” trong quảng cáo chữa động kinh, “Tam đại danh y Trung Quốc phá vỡ liệu pháp truyền thống, sáng tạo cái mới” trong quảng cáo chữa viêm phế quản… Việc sử dụng các ngôn từ này dễ mang lại cho người bệnh hy vọng không tưởng.

Đưa ra những thông tin không chính xác

Ví như: Tỷ lệ viêm gan ở nước ta hiện nay chiếm 20% dân số (quảng cáo chữa viêm gan), có nghĩa là cứ 10 người Việt Nam thì có tới 2 người bị viêm gan??? Điều này hoàn toàn không đúng, có chăng đó chỉ là tỷ lệ người lành mang trùng, nghĩa là trong cơ thể có nhiễm mầm bệnh nhưng chưa có tổn thương tế bào gan. Hay “nhuyễn gan thảo hoàn toàn có tác dụng bổ trợ gan, tăng cường khả năng giải độc, tiêu diệt virut”. Trên thực tế, hiện nay chưa có thuốc nào có tác dụng tiêu diệt virut!

Khẳng định khả năng trị liệu một cách thái quá, không có tính thực tế

Rất nhiều quảng cáo mắc lỗi này, với các điệp khúc như nhau: “Thông thường chỉ cần 1 đến 2 liệu trình, bệnh sẽ thuyên giảm, trị tận gốc” trong quảng cáo chữa hen suyễn; “bất kể bệnh nhân mắc bệnh bao lâu, điều trị đủ liệu trình, bệnh khỏi triệt để” trong quảng cáo chữa phong thấp, viêm đa khớp; “từ 1 đến 2 liệu trình sẽ khỏi bệnh không tái phát” trong quảng cáo chữa cường năng tuyến giáp; “điều trị tận gốc không tái phát” trong quảng cáo chữa hen suyễn, “bệnh nhân phong thấp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, mọc gai xương, đau thần kinh tọa, liệt, trúng gió, liệt nửa người, viêm khớp vai, viêm đốt sống cổ, thắt lưng, trúng gió sau sinh đều có hiệu quả. Bệnh nặng, nhẹ, thời gian điều trị ngắn, dùng thuốc trong ngày lập tức có hiệu quả, điều trị 1-2 liệu trình bệnh sẽ khỏi hẳn, không tái phát”… Có thể nói, những căn bệnh nêu trên đều là mạn tính và phức tạp, cho đến nay cả Tây và Đông y chỉ có khả năng trị liệu đến mức ổn định và hạn chế tái phát ở một mức độ nào đó, không người thầy thuốc có trình độ và lương tâm nào lại dám khẳng định một cách thái quá như vậy. Dù vô tình hay hữu ý, những quảng cáo này sẽ gieo cho người bệnh một niềm tin không tưởng và dễ lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Mạo danh bác sĩ Viện Y học cổ truyền để bán thuốc với giá “cắt cổ”

Từ cuối năm 2017 tới nay, có một nhóm 4 đối tượng ở Bắc Ninh đã mạo danh bác sĩ của Viện Y học cổ truyền (YHCT ) Quân đội và Học viện Quân y để bán thuốc cho người bệnh với giá cắt cổ, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Cũng theo đại diện Viện YHCT Quân đội cho biết: “Tháng 3/2018, chúng tôi phát hiện hai đối tượng sử dụng mạng xã hội facebook với tài khoản Đặng Thanh Hà và Đỗ Huy Đông sử dụng tài liệu được đăng tải trên trang web của Viện YHCT Quân đội và Học viện Quân y để nhằm mục đích bán thuốc chữa bệnh vô sinh và bệnh yếu sinh lý. Qua rà soát hồ sơ, chúng tôi xác định Viện YHCT Quân đội không có bác sĩ nào tên là Đặng Thanh Hà và Đỗ Huy Đông. Ngay sau đó, chúng tôi báo cáo lãnh đạo viện và cơ quan nghiệp vụ cấp trên, tiến hành xác minh, điều tra làm rõ”.

Ngay sau đó, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh triệu tập 4 đối tượng nói trên. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận quen nhau qua mạng xã hội vào cuối tháng 12/2017. Sau đó, các đối tượng bàn bạc và thống nhất mở cửa hàng tại số 16B, đường Thành Bắc, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh để bán thuốc dưới “mác” của Học viện Quân y và Viện YHCT Quân đội dưới hình thức kinh doanh online.

Từ những sự việc trên, đại diện Viện YHCT Quân đội khuyến cáo: “Người bệnh không nên mua thuốc trên mạng xã hội. Bởi, theo quy định của Bộ Y tế và Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng), các bác sĩ không được phép bán thuốc trên mạng xã hội. Tất cả đối tượng nếu xưng danh là bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ của Viện YHCT Quân đội để bán thuốc đều là giả mạo”.

Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà NộiĐăng ký học y học cổ truyền tại đây!Văn phòng liên kết tuyển sinh: Số  20 Đông Quan – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 0915500256

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.