Bạn đã thực sự hiểu thoát vị đĩa đệm là gì?

VMC-Admin 06/01/2021

Nhiều người được chẩn đoán “trượt”(slipped)-hoặc nói một cách đúng theo thuật ngữ y học là đĩa đệm (disk) bị “thoát vị”, hoặc “vỡ/ phình”- theo mức độ và vị trí vùng đau của mỗi người.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường đưa đến tình trạng tê rần, hoặc đau nhói hai chân, hoặc lan xuống tới hai bàn chân: đôi khi cơn đau cũng lan khắp từ lưng xuống tới mông và chân.
Chẩn đoán bằng X-quang thường không thể phát hiện chính xác được tình trạng thoát vị những đĩa đệm trên cột sống lưng bằng những phương pháp hiện đại hơn như “quét”(scan), được gọi là CT (viết tắt của thuật ngữ Computed Tomography: Chụp cắt lớp vi tính) và MRI ( viết tắt của thuật ngữ Magnetic Resonance Imaging : chụp cộng hưởng từ)

Cột sống lưng có tất cả 22 đĩa đệm được xếp xen kẽ vào với 24 đốt gai xương sống dọc theo cột sống lưng từ trên xuống dưới: những đĩa đệm này được kê lót giữa hai đốt xương sống để làm như một chiếc gối đệm tránh sự chà xát làm mòn hai đốt sống và cũng để tăng sức mạnh cơ học cho cột sống lưng. Cơ cấu của đĩa đệm-bên trong vốn mềm song bên ngoài lại cứng- có thể làm ta liên tưởng tới một quả cầu đẹp làm bằng thạch. Tình trạng chấn thương hoặc thoái hóa có thể làm chất “thạch” lồi ra hoặc thoát hẳn ra ngoài dẫn đến chèn ép mạnh lên rễ dây thần kinh gây nên cơ đau

 

 

Vị trí: thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp nhất là ở L4 – L5 và S1 do 2 đĩa đệm này là bản lề vận động trọng yếu của cột sống

Triệu chứng
Đau cấp tính: Người bệnh bị đau khó cử động được, đi lại cũng khó khăn trong một thời gian, phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ .
Đau mạn tính: Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát. Người mắc phải khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.

Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chân làm cho người mắc phải vận động  khó hơn, cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, nếu được nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn.

Hiện nay các phương pháp áp dụng với thoát vị đĩa đệm chủ yếu để giải quyết triệu chứng đau khi bị chèn ép dây thần kinh. Như: kéo dãn cột sống, thuốc giảm đau, châm cứu,phẫu thuật…Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Mỗi người cần có sự sáng suốt để lựa chọn những phương pháp phù hợp với cơ thể của mình.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.