Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ, hãy nhận biết kịp thời để giúp đỡ con trẻ

admin 31/05/2022

Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Thời kỳ nuôi trẻ, các bậc cha mẹ chắc hẳn đã không chỉ một lần phải lo nghĩ về các vấn đề sức khỏe của con. Hiện nay, số trẻ mắc “tay chân miệng” đang gia tăng cao do rất nhiều yếu tố. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu “dấu hiệu tay chân miệng nhẹ” ở trẻ mà phụ huynh cần biết. 

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột gây nên. Trong đó có 2 họ thường gặp nhất là virus Coxsackie A 16 và enterovirus 71 (EV71) – trong đó EV 71 ít gặp nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Trong đó, nhóm trẻ em dưới 3 tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ gặp nguy hiểm vì “Tay chân miệng” nhất do sức đề kháng còn yếu. 

Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ: Khóa học Tăng cường hệ miễn dịch bằng Y học cổ truyền
Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ: Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của con trẻ qua khóa học

Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng 

Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ: Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng

Do nhóm virus đường ruột gây nên. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc

Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền. Có thể lây qua 2 đường – trực tiếp và gián tiếp:

  • Lây trực tiếp: Thông qua đường tiêu hoá khi các bé ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ trẻ mắc tay chân miệng (dịch tiết mũi, họng, dịch mụn nước, giọt hô hấp sau hắt hơi, ho,…)
  • Lây gián tiếp: Qua bàn tay hoặc cầm, nắm vật dụng bị nhiễm virus (thường là đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa), sau đó trẻ vô tình cho tay vào miệng.

Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ:

  • Vệ sinh cá nhân kém: Là cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ ở nơi công cộng: Làm tăng nguy cơ mắc do tính chất truyền nhiễm dễ lây lan

Xem thêm: Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết ở trẻ em mùa mưa

Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ mà phụ huynh có thể nhận biết

Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ

* Giai đoạn ủ: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.

* Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

* Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:

Cấp độ 1: Loét miệng (ở niêm mạc lợi, lưỡi), phát ban dạng phỏng nước (nổi trên bề mặt da ở tay, chân, mông rồi trở thành bóng nước. Khi vỡ ra gây đau đớn cho trẻ)

Cấp độ 2: xuất hiện biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. 

Độ 2a – Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2b:

  •  Trẻ giật mình nhiều lần, ngủ gà, tim đập nhanh (>150 lần/1 phút), sốt cao  ≥ 39 độ không hạ
  • Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, tay chân yếu, không cử động được

Cấp độ 3: Bắt đầu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng (huyết áp tăng, rối loạn tri giác, thở nặng nề,…)

Cấp độ 4: Xuất hiện các triệu chứng sốc (ngưng thở, thở nấc,…) 

* Giai đoạn lui: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

KẾT LUẬN

Các triệu chứng tay chân miệng ở trẻ thường sẽ không diễn biến quá nặng, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu tay chân miệng nhẹ ở trẻ để có các biện pháp phòng tránh kịp thời, ngăn các biến chứng nặng thêm.

Để được tư vấn MIỄN PHÍ, bạn vui lòng để lại số điện thoại tại phần bình luận, nhắn tin cho Trung tâm VMC hoặc liên hệ theo HOTLINE 0966 000 643.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.