Điều trị trĩ sau sinh với bài thuốc y học cổ truyền
admin 06/01/2021
Trĩ không phải bệnh nan y, nhưng ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo chuyên gia, cầm máu, giảm đau là một trong những yêu cầu đầu tiên trong điều trị; tiếp đó là làm sao để trị trĩ dứt điểm, không để tái phát.
Các triệu chứng bị trĩ ở phụ nữ sau sinh
- Đi đại tiện thấy máu: Khi mới bắt đầu bị bệnh, máu thường xuất hiện ít, chỉ có thể phát hiện ra hậu môn bị chảy máu khi nhìn vào giấy vệ sinh đã sử dụng hoặc là sự xuất hiện máu trong phân.
- Khi bệnh nặng hơn, máu ở hậu môn chảy ra nhiều hơn, có xu hướng ngày càng tăng. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân có thể thấy máu ra rất rõ ràng. Máu từ búi trĩ sẽ bị chảy ra và bị đông lại ở trực tràng, khi đại tiện sẽ ra máu cục.
- Ngứa hậu môn: Khi bắt đầu có dấu hiệu bị trĩ, bệnh nhân sẽ cảm tháy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn.
- Nứt và rát hậu môn: Sau khi bị ngứa là cảm giác hậu môn bị nứt ra vô cùng đau rát.
Xem thêm:
-
Tuyển sinh y học cổ truyền năm 2019
-
Học y học cổ truyền còn tốt không?
Một vài nguyên nhân chủ yếu:
- Sau khi sinh em bé xong, tử cung người mẹ phải mở rộng hết cỡ, tăng áp lực lên vùng xương chậu, gây khó lưu thông, tụ máu làm phù mạch ở hậu môn, lâu dần hình thành búi trĩ, bệnh trĩ.
- Việc rặn sinh khi sinh con cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nhất là những mẹ sinh khó, rặn sinh quá mức hay không đúng cách sẽ làm tăng áp lực lên ở bụng, làm sa búi trĩ ra bên ngoài.
- Sau khi sinh con, nhiều mẹ thực hiện chế độ ăn uống phản khoa học, không đạt tiêu chuẩn. Ăn ít rau xanh lại ăn nhiều chất béo để có nhiều sữa cho em bé. Do vậy rất dễ rối loạn tiêu hóa, gây ra việc táo bón và bệnh trĩ.
- Do lười vận động. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi sinh các bà mẹ thường không được làm gì, không được tắm do đó dẫn đến việc lười vận động, cơ thể chậm chạp, tiêu hóa kém lâu ngày gây nên bệnh trĩ.
- Ngoài ra, sinh mổ chính là một tác nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ sau sinh. Sinh mổ thường gây nhiều đau đớn, làm cho các mẹ chỉ muốn nằm yên, không muốn di chuyển, cộng với việc phải uống thuốc kháng sinh, giảm đau và chế độ ăn thiếu chất xơ, dẫn đến việc hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức gây ra bệnh trĩ.
- Bên cạnh đó, là việc bận bịu với con nhỏ, không thể tách rời em bé được do đó nhiều mẹ thường nín đi đại tiện hay tiểu tiện chờ đến khi có người trông bé hoặc khi bé ngủ thì mới dám đi “xả bầu tâm sự”. Đây chính lá nguyên nhân khiến các mẹ bị trĩ sau sinh ngày càng tăng.
- Dù cho bệnh trĩ do bất cứ nguyên nhân gì đi nữa thì các mẹ cũng cần phải có sự quan tâm đúng mực và điều trị hợp lý để tránh các chướng ngại về tâm lý cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình sau này.
Trị trĩ từ thuốc y học cổ truyền
Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng: Tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị, tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị sau sinh và dự phòng tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…), phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.
PGS.TS Mai Tất Tố cho biết, Y học cổ truyền có bài thuốc bổ trung ích khí điều trị trĩ rất hiệu quả. Bản thân gia đình ông đã ứng dụng bài thuốc trên (có gia giảm) chữa cho nhiều người khỏi bệnh. Trong đó:
- Vị thuốc Hoàng kỳ có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương khí – là chủ dược của bài thuốc.
- Các vị thuốc Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa trĩ tái phát.
- Các vị Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu, do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức.
- Liên tử dùng để cầm máu.
- Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ
Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.
Để điều trị hiệu quả nhất bệnh trĩ, cần sử dụng ngay thuốc y học cổ truyền từ giai đoạn trĩ độ 1, 2 (tức là từ khi mới chỉ có biểu hiện chảy máu, đau rát, táo bón) Trường hợp người bệnh nặng đã phải phẫu thuật, sau phẫu thuật nên tiếp tục dùng thuốc y học cổ truyền trong ít nhất 3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý… để ngăn ngừa trĩ tái phát.