Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao? Cách kiểm soát đường huyết an toàn

Lê Thanh Hiền 31/05/2023

Chỉ số đường huyết là chỉ số đo lượng đường glucose có trong máu và nó có thể thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, chỉ số này còn liên quan mật thiết đến các tình trạng sức khỏe khác. Tuy nhiên, liệu bạn có biết đường huyết bao nhiêu là cao và cách kiểm soát đường huyết như nào là an toàn. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

duong huyet bao nhieu la cao
Đường huyết bao nhiêu là cao?

Trước khi tìm hiểu chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao, thì bạn nên biết thêm về chỉ số đường huyết bình thường của một người bình thường. Theo đó, đối với phần lớn người khỏe mạnh, lường đường trong máu lúc đói sẽ giao động ở khoảng 70-100 mg/dL ( 4,0 -5,6 mmol/L). Tuy nhiên, chỉ số này sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến có thể tăng hoặc giảm tùy vào loại thực phẩm bạn đang tiêu thụ vào sau khoảng 2 giờ ăn.

Ở Việt Nam hiện có khoảng 4,7 triệu người mắc đái tháo đường và vẫn đang có xu hướng tăng ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, giữ được chỉ số đường huyết ở mức bình thường là cách tốt nhất giữ cho sức khỏe của bạn ngày càng tốt.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Bị tiểu đường bấm huyệt nào?

2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

duong huyet bao nhieu la cao
Đường huyết bao nhiêu là cao?

Tình trạng đường huyết tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Theo như thống kê, một người được xem là bị đường huyết cao nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc có thể hơn 180 mg/dL ( 8 mmol/L) trong khoảng thời gian tư 1-2 giờ sau khi ăn.

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề như:

  • Chế độ ăn có quá nhiều Carbohydrate
  • Chấn thương: bỏng, cháy nắng
  • Gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Căng thẳng quá mức khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone làm lượng đường trong máu tăng
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể
  • Tình trạng mất nước

Mặc dù đường huyết cao có thể do các nguyên nhân trên gây ra nhưng khi nhắc đến tình trạng này người ta thường nhắc tới vấn đề khác là đái tháo đường.Ở cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, mức đường huyết của người mắc cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn. Vì vậy, nếu bạn ở trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? 

3. Cách kiểm soát đường huyết an toàn

duong huyet bao nhieu la cao
Kiểm soát chỉ số đường huyết

Đường huyết mà được kiểm soát một cách cẩn thận thì sẽ giúp cho bạn kiểm soát được sức khỏe của mình. Tránh một số tình trạng không tốt làm cho lượng đường huyết tăng hoặc giảm một cách đột ngột.

Đặc biệt, đối với những người có tiểu sử bị tiểu đường thì đây lại càng trở thành một vấn đề được quan tâm hơn. Tiểu đường ăn gì thay cơm hay làm gì để làm đường huyết trở về ở mức ổn định. Thì dưới đây là một số cách giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát đường huyết của mình một cách an toàn.

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Để tránh tình trạng xấu, dùng quá liều thuốc quy định thì bạn nhất định phải tuân theo những chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: tránh ăn những thực phẩm có nhiều chất đường bột, chất béo bão hòa. Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, hoa quả tươi.
  • Luyện tập thể dục một cách đều đặn: Khi bạn tập thể dục thường xuyên thì đây là cách tốt nhất giúp bạn tiêu thu đường để tạo ra năng lượng.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên: Việc này giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển được lượng đường huyết của mình.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn giúp đường huyết ổn định

Kết luận

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích ở trên đã phần nào có thể giúp bạn có được giải đáp cho câu hỏi: Đường huyết bao nhiêu là cao? và cách làm thế nào để làm đường huyết ổn định. Sức khỏe là một vấn đề quan trọng không nên chủ quan. Chính vì thế, đối với những người bị tiểu đường nên tìm hiểu thật kỹ các vấn đề liên quan đến đường huyết. Trung tâm VMC mong rằng, những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh. Chúc bạn một ngày mới tốt lành!

Nguồn: Hellobacsi, medlatec, vinmec

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.