DẤU HIỆU BÉ CHẬM NÓI CÓ THỂ CẦN ĐẾN NGÔN NGỮ KÝ HIỆU
- Trẻ quá 18 tháng vẫn chưa có từ rõ ràng
Trẻ chưa nói được những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “ăn”, “uống”
Giao tiếp chủ yếu bằng khóc, kéo tay người lớn hoặc la hét
- Không phản ứng với âm thanh, tên gọi
Gọi tên không quay đầu lại
Không phản ứng khi nghe tiếng động lớn, tiếng gọi quen thuộc → cần kiểm tra thính lực sớm
- Khó khăn trong việc bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ
Không bắt chước khi người lớn nói “bye bye”, “vỗ tay”
Không có xu hướng nhại lại từ hoặc tiếng động đơn giản
- Thường xuyên cáu gắt vì không được hiểu
Dễ bực bội, ném đồ, khóc to vì không thể diễn đạt điều mình muốn
Đây là dấu hiệu trẻ muốn giao tiếp nhưng bất lực, ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp trẻ “nói” theo cách khác
- Trẻ được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ, hoặc chậm phát triển trí tuệ
Với các trường hợp này, ngôn ngữ ký hiệu giúp giảm áp lực lời nói, kích thích não bộ, và hỗ trợ phát triển giao tiếp sớm hơn
- Không có tiến bộ sau 6 tháng can thiệp bằng lời nói
Sau khi can thiệp bằng phương pháp ngôn ngữ nói mà trẻ không cải thiện rõ rệt → nên kết hợp ngôn ngữ ký hiệu
Lợi ích của việc dùng ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ chậm nói:
Tăng khả năng biểu đạt ý muốn, giảm cáu gắt
Cải thiện sự tập trung, ghi nhớ và giao tiếp không lời
Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ nói sau này (không làm bé “lười nói” như nhiều người lầm tưởng)
Giúp trẻ tự tin hơn trong môi trường xã hội
Chính vì vậy, chúng tôi hợp tác cùng với Đài phát thanh truyền hình KonTum và giảng viên Lê Thị Tố Uyên vào lúc 7h30 ngày 27/5/2025 với chủ đề về Giao tiếp không lời và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

TÌM HIỂU THÊM về khóa học ” Phát triển giao tiếp cho trẻ bằng ngôn ngữ ký hiệu”
Hãy theo dõi và chia sẻ để lan tỏa kiến thức bổ ích đến cộng đồng!