Huyết áp cao nên làm gì? Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào với sức khỏe
admin 09/05/2022
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Bài viết dưới đây tập trung vào “Huyết áp cao” – một trong những vấn đề phổ biến hiện nay. Vậy, huyết áp cao nên làm gì? Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào?
1. Thế nào là Huyết áp cao?
Huyết áp được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn).
Ví dụ: Huyết áp bình thường sẽ ở dưới 120/80mmHg. Thì 120 là Huyết áp tâm thu, 80 là huyết áp tâm trương.
Khi huyết áp vượt quá 140/90mmHg trong một khoảng thời gian dài, thì sẽ được chẩn đoán là Huyết áp cao.
2. Các yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp:
– Lực co bóp của tim: Lực co bóp càng mạnh, thể tích nhát bóp càng tăng, lượng máu nhiều sẽ làm áp lực lên thành mạch cao hơn và gây ra tăng huyết áp.
– Thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao. Chính bởi vậy, ở những vị trí càng xa động mạch chủ, lượng máu được bơm đến ít nên huyết áp cũng theo đó mà giảm dần.
– Tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng cao dẫn đến huyết áp tăng. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện lòng mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm, khiến huyết áp hạ. Điều này được ứng dụng rất nhiều trong việc đưa ra những phương pháp giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao,
3. Nguyên nhân của cao huyết áp là gì?
3.1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống kém lành mạnh với hàm lượng chất béo bão hòa cũng như natri (muối) cao có khả năng dẫn đến nhiều đợt tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng. Chế độ ăn uống kém lành mạnh sẽ làm tăng hàm lượng chất tan và các chất béo trong máu, đồng thời gây hình thành và tích tụ mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
>> ĐỌC THÊM: Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?
3.2. Các nguyên nhân khác
- Lo lắng và căng thẳng
- Thừa cân, béo phì, lười tập thể dục
- Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận, chấn thương cột sống, khối u trong các tuyến tiết hormone, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố…
- Lạm dụng thức uống kích thích như trà, cà phê hay bia, rượu trong thời gian dài
- Không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ.
>> ĐỌC THÊM CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CAO HUYẾT ÁP: Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào
4. Huyết áp cao và Tăng huyết áp đột ngột có nguy hiểm không?
Những người cao huyết áp, hoặc tăng huyết áp đột ngột sẽ có những triệu chứng sau:
- Đau đầu, chóng mặt hoa mắt
- Hồi hộp, mặt đỏ phừng
- Buồn nôn, khó thở
- Ở một số người, có thể chảy máu cam
Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn sang các vấn đề khác như: cảm, say nắng,… hoặc bị coi nhẹ vì cảm thấy đều là những vấn đề nhỏ. Đó là cách mà huyết áp cao trở thành những kẻ sát nhân thầm lặng, vì nó gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể kể đến như:
- Biến chứng về não: cao huyết áp có thể gây ra đột quỵ, liệt nửa người hoặc toàn thân, tai biến. Nguyên nhân có thể do vỡ phình mạch máu não, nhồi máu não, hoặc xuất huyết não,…
- Biến chứng tại tim: bao gồm các vấn đề về mạch vành, suy tim dẫn đến khó thở, tức ngực là biểu hiện điển hình. Thiếu máu cơ tim sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Biến chứng tại thận: hệ thống mạch máu tại thận bị tổn thương do huyết áp cao có thể gây ra suy thận.
- Biến chứng tại mắt: các mạch máu li ti ở mắt khi phải chịu tác động rất dễ bị tổn thương gây nên những vấn đề nghiêm trọng liên quan võng mạc (giảm thị lực, nặng có thể mù lòa).
Bên cạnh đó, tăng huyết áp đột ngột cũng rất nguy hiểm, bởi chúng thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng báo trước nào.
5. Huyết áp cao nên làm gì?
5.1. Thay đổi thế độ ăn uống
Nên dùng ít muối (dưới 6g/1 ngày) và thay đổi thói quen ăn uống.
- Nên ăn: Hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu…, thực phẩm nhiều xơ (vì chất xơ có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp). Nên ăn thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá; ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích..và mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.
- Không nên ăn: các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò…, lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt…
>> ĐỌC THÊM: 8 loại thảo dược quen thuộc hỗ trợ điều trị cao huyết áp
5.2. Tập thể dục đều đặn, giảm cân
Tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm cân rất tốt, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng. Để phòng ngừa tăng huyết áp chúng ta nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic hoặc bơi lội,… tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đề xuất mục tiêu giảm cân lành mạnh đối với người béo phì là từ 0,5kg – 1kg mỗi tuần.
5.3. Hạn chế và bỏ thói quen xấu
- Bỏ thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm tăng huyết áp tức thời nhưng tạm thời và tăng nhịp tim. Về lâu dài, các chất hóa học trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp bằng cách làm hỏng thành mạch máu, gây viêm và thu hẹp động mạch. Các động mạch bị xơ cứng khiến tình trạng tăng huyết áp càng trở nên nghiêm trọng.
- Hạn chế uống rượu quá mức: Theo một nghiên cứu năm 2006 cho thấy mỗi mỗi 10g rượu được nạp vào có thể làm huyết áp của bạn tăng thêm 1mmHg. Do đó hạn chế uống rượu bia, đồ uống chứa cồn là biện pháp có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu bạn uống rượu, hãy kiểm soát lượng rượu nạp vào không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới và không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.
- Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.
5.6. Cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?
Bạn có thể khó để nhận ra triệu chứng của tăng huyết áp đột ngột, tuy nhiên, khi nhận ra bản thân có những triệu chứng được nêu ở mục 3. Bạn cần:
- Nằm yên tại chỗ, nên nằm ở nơi thoáng mát, yên lặng
- Báo ngay với người thân, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
- Không tự ý dùng bất kỳ biện pháp điều trị nào khi không có hướng dẫn của nhân viên y tế (không cạo gió, không dùng các loại thuốc).
6. Kiểm soát cao huyết áp
Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại: Kiểm soát cao huyết áp bằng Xoa bóp bấm huyệt
Hiện nay, những phương pháp có tính an toàn, dễ thực hiện và có tính ứng dụng cao đang được ưu tiên tìm kiếm để giúp bạn giải quyết vấn đề “Huyết áp cao nên làm gì?”. Trong đó, Y học cổ truyền đang được tích hợp rất nhiều trong việc kiểm soát các vấn đề về cao huyết áp.
Đặc biệt hữu ích với nhóm người có nguy cơ bị tăng huyết áp: người cao tuổi, gia đình có tiền sử cao huyết áp, béo phì, ít vận động thể lực, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, người có tinh thần căng thẳng, nóng nảy…
Cùng xem với hơn 10 năm kinh nghiệm trong trị liệu tự nhiên, bác sĩ Lê Hải sẽ có cách nào để giúp người cao huyết áp kiểm soát được chỉ số huyết áp của mình quan đoạn video sau:
Cùng xem thêm các video học thử MIỄN PHÍ khác tại: Những điều cần biết về huyết áp người trên 70 tuổi
Hoặc với những ai đang phải điều trị cao huyết áp và các vấn đề liên quan, đang muốn tìm giải pháp cải thiện chỉ số huyết áp bằng phương pháp không dùng thuốc
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin (số điện thoại, gmail) hoặc liên hệ theo HOTLINE 0966.000.643