Mẹ bầu khó thở khi nằm, vì sao lại như thế?
admin 13/05/2022
Mẹ bầu khó thở khi nằm, nguyên nhân và cách cải thiện là gì? Mang thai là một điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc. Nhưng trong quá trình mang thai, người mẹ cũng phải chịu đựng không ít những khó khăn, vất vả về thể chất lẫn tinh thần. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu qua bài viết dưới đây
1. Vì sao mẹ bầu khó thở khi nằm?
Trong những tháng đầu thai kỳ
Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành (dải mô cơ ngăn cách giữa tim, phổi với bụng) tăng lên. Điều này làm thay đổi quá trình hít thở của mẹ bầu, dẫn đến tình trạng khó thở. Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone khi mang bầu khiến người mẹ phải thở nhanh và nhiều hơn để lấy đủ dưỡng khí cho cả thai nhi.
Nguyên nhân bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi và tử cung phát triển mạnh, gây áp lực lên cơ hoành, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn. Không những vậy, ở giai đoạn này, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu đến thai nhi, khiến mẹ cảm thấy mệt và gặp khó khăn khi hít thở.
Xem thêm: Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa – Nỗi lo sức khỏe mẹ và bé
Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm:
- Hen suyễn
- Thuyên tắc phổi: xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, gây ảnh hưởng đến quá trình hít thở, hoặc gây đau tức ngực
- Thiếu máu: Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ cần nhiều sắt hơn để có thể đủ tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi dưỡng thai nhi và các cơ quan khác. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể bà bầu sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để lấy đủ lượng oxy cần thiết, rất dễ dẫn gây nên tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm
- Giữ nước: Phù nề là một vấn đề mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Đây là dạng giữ nước nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi.
- Cơ tim chu sản: Đây là một trong những triệu chứng của suy tim, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: sưng tấy mắt cá nhân, mệt mỏi, huyết áp thấp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở,…
Xem thêm: Biện pháp giúp bà bầu giảm khó chịu vì bàn chân sưng phù
2. Mẹ bầu khó thở khi nằm liệu có nguy hiểm không?
Bà bầu khó thở khi nằm là điều rất phổ biến, và sẽ tự biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu bị khó thở do các vấn đề bệnh lý tiềm tàng khác, bạn nên tìm gặp Y bác sĩ để được thăm khám nhanh nhất khi có các triệu chứng sau:
- Nhịp tim tăng đột ngột, nhịp đập không đều.
- Khó thở nặng, liên tục, khi vận động di chuyển đều có cảm giác đau ngực, không thở được.
- Cơ thể mệt mỏi, yếu dần đi khi gặp những trận trống ngực đập liên hồi.
- Khó thở kèm triệu chứng ngón tay, chân, môi chuyển màu xanh.
- Mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn.
3. Cải thiện tình trạng mẹ bầu khó thở khi nằm như thế nào?
Massage, xoa bóp kết hợp Yoga
Khi mang thai, cơ thể người mẹ chưa kịp thích ứng với sự phát triển của thai nhi sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như: đau nhức, phù nề, ngứa, mệt mỏi, đau lưng. khó thở,…
Nên việc thực hiện các bài tập thể dục yoga nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp cải thiện hô hấp cho tim, phổi, điều hòa hơi thở và kiểm soát lượng oxy nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, massage xoa bóp cũng không thể thiếu, điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau nhức. Đặc biệt khi được người thân hỗ trợ, sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác an toàn, được quan tâm chăm sóc khi mang thai.
Xem thêm: Khóa học Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện
Chọn tư thế nằm
Càng về những tháng cuối của thai kỳ, bụng càng to càng khiến mẹ bầu càng mệt mỏi, chất vật. Nên nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp dễ thở hơn
Ngoài ra, có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ ở sau lưng để làm giảm bớt áp lực lên phổi.
Kê cao gối và chân
Mẹ bầu nên kê gối cao để đường thở thông thoáng hơn, giúp bạn dễ thở hơn. Đồng thời, có thể kê cao chân để máu lưu thông.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hợp lý
Điều chỉnh chế độ ăn để bổ sung sắt cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để cơ thể được thư giãn, giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.
Để được nhận tư vấn miễn phí về các khóa học, bạn vui lòng để lại thông tin (số điện thoại, Gmail) dưới phần bình luận, hoặc liên hệ qua HOTLINE 0966 000 643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn.