Nghẹt mũi đau họng mệt mỏi phải làm sao?

admin 18/10/2022

Thời điểm giao mùa hiện nay với nhiệt độ và thời tiết thay đổi thất thường rất dễ khiến hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Nghẹt mũi đau họng mệt mỏi chính là những là những triệu chứng phổ biến của rất nhiều các vấn đề sức khỏe hiện nay, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chứng nghẹt mũi, đau họng để có được hệ hô hấp khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe nhé!

Nguyên nhân gây ra chứng nghẹt mũi đau họng mệt mỏi

Viêm xoang

Theo Mayo Clinic (Hoa Kỳ), viêm xoang là tình trạng phổ biến xảy ra khi các khoang bên trong mũi và vùng đầu bị sưng viêm. Viêm xoang mãn tính có thể do nhiễm trùng, polyp mũi hoặc sưng niêm mạc xoang. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm xoang mãn tính bao gồm:

  • Viêm mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc, đổi màu
  • Đau, nhức và sưng quanh mắt, má, mũi hoặc trán của bạn
  • Giảm khứu giác và vị giác
  • Đau tai, đau đầu hoặc đau nhức ở hàm trên và răng của bạn
  • Ho hoặc ngứa giọng, viêm họng
  • Mệt mỏi

>> Xem thêm: Tìm hiểu chứng viêm mũi họng xuất tiết thường gặp khi giao mùa

COVID-19

nghet mui dau hong met moi

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, ho khan, khó thở, mệt mỏi dữ dội, đau nhức cơ thể, mất mùi

Nếu bạn có các dấu hiệu nghẹt mũi đau họng mệt mỏi thì đó có thể là những triệu chứng phổ biến của biến thể Omicron COVID-19

Các triệu chứng dù là nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng thì đều bắt đầu xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi tiếp xúc và thường hết trong vòng khoảng 14 ngày sau khi khởi phát.

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn đã tiêm ngừa COVID-19 thì vẫn có thể bị tái nhiễm. Tuy nhiên nếu đã tiêm ngừa đầy đủ thì dù có tái nhiễm, các triệu chứng của bạn cũng sẽ nhẹ hơn những người không tiêm ngừa vaccine.

Viêm mũi dị ứng

viem mui di ung

Theo Cleveland Clinic (Hoa Kỳ), viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi và đau họng, đau đầu, đau xoang.

Viêm mũi dị ứng là vấn đề sức khỏe rất phổ biến. Theo Cleveland Clinic, tại Hoa Kỳ có khoảng 15% đến 20% dân số bị viêm mũi dị ứng, tương đương với hàng triệu trẻ em và người lớn bị viêm mũi dị ứng mỗi năm.

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất kích ứng trong không khí. Các chất gây kích ứng có kích thước rất nhỏ nên chúng ta có thể dễ dàng hít phải qua mũi hoặc miệng.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.
  • Ngứa mũi, ngứa họng và mắt.
  • Đau đầu và đau xoang.
  • Tăng sinh chất nhầy trong mũi và cổ họng.
  • Mệt mỏi và khó chịu.
  • Đau họng do chất nhầy chảy xuống họng (nhỏ giọt sau mũi).
  • Thở khò khè, ho và khó thở.

Cảm lạnh

nghet mui dau hong met moi

Theo Sláintecare (Ireland), Cảm lạnh là do virus gây ra và có thể dễ dàng lây lan sang người khác từ việc ho và hắt hơi. Virus gây cảm lạnh có thể sống trên tay và các bề mặt trong 24 giờ.

Triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là đau họng, sau đó sẽ là hắt hơi hoặc nghẹt mũi, đau hoặc chảy nước mũi và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng một tuần.

Cúm

Theo Mayo Clinic (Hoa Kỳ), cảm cúm là một chứng nhiễm trùng hô hấp tập trung ở mũi, cổ họng và phổi, thường do virus cúm gây ra.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm họng, ho khan, ho dai dẳng
  • Mệt mỏi, mất sức
  • Sốt, đau cơ bắp, đau đầu, đau mắt
  • Ớn lạnh và đổ mồ hôi
  • Nôn mửa và tiêu chảy (triệu chứng này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn)

Các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm tương tự nhau nhưng bệnh cúm có xu hướng trầm trọng hơn. Triệu chứng ban đầu của cảm cúm có thể giống như cảm lạnh thông thường như sổ mũi, hắt hơi và đau họng.

Tuy nhiên cúm thường diễn biến nhanh đột ngột và có xu hướng tồi tệ hơn nhiều so với cảm lạnh. Do đó cần phân biệt giữa cúm và cảm lạnh để có hướng xử lý thích hợp đảm bảo sức khỏe.

Nghẹt mũi đau họng mệt mỏi: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh

nghet mui dau hong met moi

Theo Sláintecare (Ireland), quan sát các biểu hiện sau có thể giúp bạn phân biệt giữa cúm và cảm lạnh:

Các triệu chứng của cảm lạnh thường có xu hướng:

  • Xuất hiện từ từ
  • Ảnh hưởng chủ yếu đến mũi và cổ họng của bạn
  • Khiến bạn cảm thấy không khỏe nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường

Các triệu chứng của cảm cúm thường có xu hướng:

  • Xuất hiện nhanh chóng trong vòng vài giờ
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến vùng mũi và cổ họng của bạn
  • Khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không đủ sức để tiếp tục các hoạt động sinh hoạt như bình thường

>> Xem thêm: Giải pháp an toàn giúp bạn thoát khỏi viêm mũi dị ứng khi giao mùa

Cách khắc phục nghẹt mũi đau họng mệt mỏi do viêm mũi dị ứng

Theo Parents, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để đánh bay cơn khó chịu do viêm mũi dị ứng ngay tại nhà:

Tránh các tác nhân gây dị ứng

nghet mui dau hong met moi

Các chất gây kích ứng (dị nguyên) ở mỗi người sẽ khác nhau và rất đa dạng. Có thể là bụi mịn, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc,…

Cách tốt nhất để đánh bay sự mệt mỏi khó chịu do viêm mũi dị ứng chính là tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng ngay từ đầu. Điều này giúp bạn ngăn ngừa khởi phát cơn dị ứng gây nghẹt mũi đau họng cũng như tránh khỏi những phản ứng khó chịu khác.

Nước muối sinh lý / Xịt mũi

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi sẽ giúp làm lỏng và đẩy sạch chất nhầy ra ngoài để giảm nghẹt mũi và làm thông thoáng đường thở.

Rửa mũi cũng sẽ giúp làm mềm phần niêm mạc trong mũi giúp làm dịu cơn đau rát khó chịu ở mũi do phải xì mũi quá nhiều.

>> Xem thêm: Giải pháp an toàn giúp bạn thoát khỏi viêm mũi dị ứng khi giao mùa

Uống nhiều nước

Cơn viêm mũi dị ứng với các triệu chứng mệt mỏi do hắt hơi liên tục day dẳng có thể khiến bạn bị kiệt sức. Do đó việc đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra việc súc miệng bằng nước muối ấm vài lần mỗi ngày nếu bạn bị đau họng và một số loại thuốc xịt họng, viên ngậm thông dụng cũng có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau họng.

>> Xem thêm: Uống nước đúng cách – Đơn giản nhưng bạn đã biết chưa?

Chườm lạnh

Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn lạnh lên vùng mũi và giữ yên trong vài phút có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bởi vì nhiệt độ lạnh có thể làm ức chế một phần hoạt động của các tế bào dị ứng do đó sẽ giúp giảm bớt các phản ứng viêm.

Chế độ ăn uống giúp tăng cường sức đề kháng

Khẩu phần ăn với đầy đủ vitamin và khoáng chất tự nhiên như vitamin C, kẽm, vitamin D, chất chống oxy hóa,… có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và là lựa chọn tốt để chống lại viêm mũi dị ứng. Theo Healthline, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trên có nhiều trong các loại thực phẩm:

  • Phấn hoa ong: Đây là hỗn hợp enzyme, mật hoa, mật ong, phấn hoa và sáp đã được nghiên cứu chứng minh là có đặc tính chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn trong cơ thể. Ngoài ra phấn hoa của ong còn ức chế sự kích hoạt của các tế bào mast – một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.
  • Trái cây có múi: Các loại trái cây họ cam quýt thường có hàm lượng vitamin C cao như cam, bưởi, và chanh có thể là liệu pháp tự nhiên giúp bạn nâng cao sức khỏe miễn dịch.
  • Hành tây: Rất giàu quercetin, một bioflavonoid hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên. Giúp làm giảm các triệu chứng của dị ứng theo mùa.
  • Quả việt quất và quả mâm xôi: Giàu vitamin C và flavonoid, có thể làm giảm một số phản ứng histamin trong chứng viêm mũi dị ứng.

Y học cổ truyền giúp cải thiện chứng viêm mũi dị ứng gây đau họng nghẹt mũi

xoa bop bam huyet

Năm 2021, Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu chứng minh việc tự bấm huyệt tại năm huyệt vị trên cơ thể sau trong vòng 4 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc chứng viêm viêm mũi dị ứng.

Nghiên cứu này đã chứng minh các huyệt đã được chứng minh là có hiệu quả gồm:

  • Huyết Ấn Đường – Yintang (Ex-HN 3)
  • Huyệt Phong Trì – Fengchi (Gb-20)
  • Huyệt Hợp Cốc – Hegu (LI-4 )
  • Huyệt Chi Câu – Quchi (LI-11)
  • Huyệt Nghinh Hương – Yingxiang (LI-20)

Phương pháp bấm huyệt đúng cách:

  • Để chuẩn bị, bạn cần nằm hoặc ngồi ở một tư thế thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân, đặc biệt là cánh tay
  • Điều quan trọng nhất là người thực hiện bấm huyệt cần xác định đúng vị trí huyệt cần bấm
  • Sau khi đã xác định chắc chắn vị trí huyệt, tiến hành dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái bấm lên huyệt liên tục từ 30 – 60 giây với lực đạo vừa phải
  • Đổi tay và tiếp tục thực hiện như trên.

>> Xem thêm: Các phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng bằng xoa bóp bấm huyệt cực kỳ đơn giản

Nguồn tham khảo:

  • Mayo Clinic (Hoa Kỳ) / Chronic sinusitis
  • Emerson Hospital / Allergies, Cold, Flu or COVID-19? How to Tell the Difference
  • Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) / Allergic Rhinitis (Hay Fever)
  • Sláintecare (Ireland) / Common cold
  • Mayo Clinic (Hoa Kỳ) / Influenza (flu)
  • Parents / 10 Home Remedies for Seasonal Allergies
  • Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ / Acupressure in patients with seasonal allergic rhinitis: a randomized controlled exploratory trial
  • Healthline / These 7 Foods Might Help Alleviate Seasonal Allergy Symptoms

Bài Viết Liên Quan

Thông báo số phát sóng đài truyền hình

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.