Môi khô thiếu chất gì? Các chất cần bổ sung để giảm bớt tình trạng khô môi
admin 18/10/2022
Đôi môi của bạn quanh năm khô và bong tróc, làm thế nào để đôi môi mềm mại trở lại? Môi khô thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây khô môi để chăm sóc đôi môi bạn toàn diện hơn.
Môi khô thiếu chất gì: Vitamin nhóm B
Da trên môi bạn là phần yếu ớt và nhạy cảm, chúng ta cần giữ cho chúng khỏe mạnh mỗi ngày. Môi khô thiếu chất gì trong chế độ ăn hàng ngày? Có thể bạn đã bỏ qua những chất cần thiết cho một đôi môi mềm mại. Các chất dinh dưỡng như các vitamin nhóm B luôn có vai trò to lớn hỗ trợ làn da. Vì vậy, nếu môi khô nứt nẻ, tác nhân có thể là thiếu hụt các vitamin B sau
Vitamin B-2
Để làm đẹp da và giữ cho các tế bào sừng ở tóc, móng tay, da và môi luôn khỏe mạnh, cơ thể cần bổ sung một lượng đủ vitamin B-2, hoặc riboflavin. Dấu hiệu nhận biết nếu ai đó thiếu các chất này là các vết loét trong miệng hoặc trên môi xuất hiện.
Chúng ta có thể tự bổ sung vitamin B-2 cho cơ thể một cách tự nhiên từ các sản phẩm sữa, trứng, đậu, thịt nạc. Ngoài ra các loại hạt và rau xanh cũng chứa vitamin này.
>> Xem thêm: Cách bạn có thể xác định và giải quyết tình trạng thiếu vitamin E của mình
Môi khô thiếu chất gì: Vitamin B-3
Môi khô thiếu chất gì? Thiếu vitamin B-3 hoặc niacin, bạn có thể gặp các tình trạng như khô, nứt môi hoặc lưỡi, miệng sưng đỏ. Hãy bổ sung cho cơ thể của bạn vitamin B3 bằng việc ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, hạt ngũ cốc, cá bơn, cá ngừ, sữa và rau xanh.
Vitamin B-6
Các vết nứt xuất hiện ở khóe miệng và môi khô thiếu vitamin gì? Có thể do nguyên nhân là thiếu vitamin B-6. Cơ thể có thể thu nạp vitamin B-6 từ chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B-6 bao gồm các loại hạt, các loại đậu, thịt và rau xanh.
>> Xem thêm: 4 nguyên nhân gây khô môi và những phương pháp giúp môi mềm mịn
Môi khô do thiếu sắt
Môi khô thiếu chất gì cũng có thể là một hệ quả nếu cơ thể thiếu sắt. Sắt có trong các loại rau như rau bina và bông cải xanh, tuy nhiên bạn sẽ không hấp thu được nhiều sắt vì phytates trong chúng ức chế sự hấp thụ của cơ thể. Điều tương tự cũng xảy ra trong các thực phẩm chứa sắt khác như rau, trái cây, các loại đậu, hay các thức uống như trà, cà phê và rượu vang.
Phụ nữ cũng dễ bị thiếu sắt hơn vì kì kinh nguyệt hàng tháng, vậy nên hãy có chiến lược bổ sung sắt lâu dài để cải thiện sức khỏe và đôi môi của bạn.
Môi khô do thiếu kẽm
Môi khô thiếu chất gì? Nếu bạn mơ ước một đôi môi căng mọng, quyến rũ thì kẽm là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.
Kẽm có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm từ thịt và cá đến các loại đậu. Một chế độ ăn uống đủ chất, sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường tính đàn hồi cho làn da của bạn.
>> Xem thêm: 7 nguyên nhân khiến da mặt sần sùi khô ráp?
Môi khô thiếu chất gì: Môi khô do thiếu nước
Cơ thể con người chiếm 70% nước, và chúng ta cần duy trì lượng nước đó để đảm bảo các chức năng khác của cơ thể. Đôi môi khô bổ sung chất gì cũng cần uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước, không chỉ để giúp cải thiện chứng môi khô.
Nếu bạn không phải là một người háo nước, hãy bổ sung độ ẩm từ bên ngoài. Như sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc toner dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn.
>> Xem thêm: Uống nước đúng cách – Đơn giản nhưng bạn đã biết chưa?
Môi khô do dùng một số loại thuốc và mỹ phẩm
Bên cạnh các nguyên nhân môi khô thiếu chất gì mà chúng ta đã biết ở trên, một số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là môi khô. Đơn cử như thuốc cao huyết áp. Các loại mĩ phẩm mà bạn dùng hằng ngày nếu không tìm hiểu kĩ cũng có thể phản tác dụng khiến môi của bạn nứt nẻ.
Nếu bạn có đôi môi nhạy cảm dễ kích ứng thì kem đánh răng, son môi hoặc son dưỡng môi đều có thể trở thành nguyên nhân. Vì vậy, hãy hạn chế các sản phẩm có propyl gallate trong bảng thành phần.
Đối với kem đánh răng có sodium lauryl sulfate cũng nên đổi mới. Mĩ phẩm dưỡng da do parabens, phthalates hoặc các thành phần làm căng mọng như phenol và carmol nếu kết hợp với thành phần tinh dầu bạc hà sẽ gây khô nứt cho môi của bạn.
Kết luận
Tóm lại, nếu đôi môi của bạn khô không do thời tiết hanh và lạnh, thì có thể do nguyên nhân môi khô thiếu chất gì đã đề cập ở trên. Sở hữu cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng khô môi. Thêm nữa, hãy bổ sung các vitamin tự nhiên qua thực phẩm vừa đơn giản, vừa cải thiện vẻ đẹp cho đôi môi, vừa đảm bảo sức khỏe tổng quát của bạn.
Nguồn tham khảo: vinmec.com, comem.vn, fitobimbi.vn.