Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần biết sớm
admin 28/11/2022
Tiểu đường thai kỳ ở những tháng cuối có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, phát hiện và nhận biết sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu rủi ro và vượt cạn thành công. Trong bài viết dưới đây, Trung tâm VMC phân tích một số triệu chứng lâm sàng phản ánh rối loạn chuyển hóa đường huyết để mẹ bầu dễ dàng nhận biết.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2017, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ lên tới 20%, tập trung chủ yếu ở các nhóm mẹ bầu có đặc điểm như sau:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi dễ có nguy cơ gặp rối loạn chuyển hóa đường huyết trong suốt giai đoạn thai kỳ;
- Tăng tiết insulin hoặc đề kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose ở phụ nữ mang thai béo phì và thừa cân;
- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, tiền sử rối loạn dung nạp glucose;
- Phụ nữ mang thai trước đó và đã sinh em bé có trọng lượng trên 4 kg;
- Phụ nữ mang thai đang hoặc đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
- Phụ nữ mang thai có tiền sử sản khoa bất thường như sẩy thai, thai lưu, sinh non, tiền sản giật hoặc dị tật bẩm sinh.
>> XEM THÊM: Các vị trí đau lưng khi mang thai các mẹ bầu cần lưu ý
Tổng hợp các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Hầu hết phụ nữ mang thai không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng của tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện sau khi thăm khám và tầm soát của mẹ.
Cách tốt nhất để xác định tiểu đường giai đoạn này thường là xét nghiệm lượng đường trong máu từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiểu đường vẫn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những biểu hiện lâm sàng như:
Mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn tần suất bình thường
Khi mang thai, thai nhi gây áp lực lên bàng quang nên bạn sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên một số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ lại đi vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
Điều này là do cơ thể không thể chuyển hóa glucose và khi có quá nhiều đường trong máu, thận buộc phải đào thải glucose qua nước tiểu.
Nếu mẹ bầu nhận thấy tần suất đi tiểu của mình có dấu hiệu tăng hơn so với trước đây. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra chỉ số đường huyết của mình.
Mẹ bầu 3 tháng cuối thấy khát nước hơn bình thường
Uống nhiều nước hơn bình thường, liên tục cảm thấy khát nước cũng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
Chứng tiểu đường thai kỳ có thể khiến bạn muốn tiếp tục uống nhiều nước hơn bình thường, ngay cả khi bạn không ăn thức ăn ngọt hoặc mặn, hoặc khi không vận động nhiều.
>> XEM THÊM: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Mẹ bầu liên tục cảm thấy không đủ năng lượng, mệt mỏi
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy mệt mỏi do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên, đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, tình trạng mệt mỏi, uể oải có thể trầm trọng hơn, thậm chí thường trực, ngay cả khi mẹ trước đó không vận động mạnh.
Nguyên nhân là bởi vì nếu cơ thể bạn không thể hấp thụ glucose, nó khiến cơ thể không có năng lượng mà các tế bào cần để hoạt động bình thường.
Cảm thấy khô miệng – mờ mắt
Một dấu hiệu khác của tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là bà bầu có xu hướng bị khô miệng. Nếu thai phụ vẫn bị khô miệng dù đã uống nước đều đặn thì nên đi khám và làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Khi lượng đường trong máu tăng đột biến, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị giảm thị lực trong thời gian ngắn. Dấu hiệu mờ mắt tuy hiếm gặp nhưng là triệu chứng cảnh báo điển hình của của tình trạng rối loạn chuyển hóa đường huyết.
>> XEM THÊM: Bí quyết bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai mẹ bầu nên biết
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối nên làm gì?
Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn cực quan trọng. Lúc này, cơ thể của thai nhi gần như đã hình thành đầy đủ và việc CHĂM SÓC MẸ BẦU cũng cần chú ý hơn. Tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn này khiến bà bầu phải đối diện với nguy cơ đa ối và sinh non. Các mẹ bầu vì vậy cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất.
Nếu mẹ bầu đã đã được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ trong vòng 3 tháng cuối. Việc tối quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chú ý những điều dưới đây:
- Cập nhật lượng đường trong máu cẩn thận mỗi ngày: Bạn có thể theo dõi lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà. Từ đó, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để chỉ số của bạn luôn ở mức ổn định.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: cắt giảm lượng đường không cần thiết bằng cách thay thế soda và nước trái cây bằng nước lọc, tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường cơm trắng, bánh mì, phở, v.v. Vậy TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM thì hợp lý, các mẹ có thể tham khảo một số loại ngũ cốc như yến mạch, bắp,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục điều độ: Những thói quen này hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời nó cũng giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
>> XEM THÊM: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì –Thực đơn vàng để tránh biến chứng
Kết luận
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nhìn chung là không rõ ràng, vì vậy, mẹ bầu nên ghi chú lại các biểu hiện bất thường mà Trung tâm VMC đề cập ở phần trên. Từ đó, trao đổi với các bác sĩ và xét nghiệm chỉ số đường huyết để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.
Nguồn tham khảo: medlatec, hellobacsi. thuocdantoc