Sức khỏe sinh sản: Dự phòng và trị liệu nứt vú ở phụ nữ cho con bú tại nhà!

admin 30/06/2021

Một trong những nguyên nhân chính gây đau núm vú ở các bà mẹ đang cho con bú là tình trạng nứt núm vú. Có đến 32-44% bà mẹ gặp phải tình trạng này trong 1 tháng đầu sau sinh, hay gặp nhất là trong tuần đầu sau sinh. Hãy đọc bài viết dưới đây để trang bị cho mình tips dự phòng và giảm tình trạng nứt vú khi cho con bú tại nhà nhé các mom!

Nứt đầu ti ở phụ nữ
Nứt đầu ti ở phụ nữ

Xem thêm:

Nguyên nhân

Nguyên nhân nứt đầu ti
Nguyên nhân nứt đầu ti

Cách cho bú và trẻ bú không đúng là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến tình trạng này. Các nguyên nhân khác là: vú căng tức, cho trẻ bú bình, nhiễm khuẩn, cho con bú quá nhiều lần mỗi ngày, núm vú ít tiếp xúc với ánh sáng và không khí, dùng bình vắt sữa không đúng cách,…

Nếu không được xử trí kịp thời, nứt núm vú có thể khiến núm vú đau nặng nề, chảy dịch, tiết không đủ sữa, thậm chí gây viêm và áp-xe vú.

Biện pháp dự phòng và điều trị

Cách phòng ngừa và điều trị
Cách phòng ngừa và điều trị

Cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để dự phòng và giúp núm vú nứt nhanh lành

Sử dụng Lanolin

Lanolin là chất giúp tạo độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của mô và vết thương, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên nếu vú bị đau nhiều thì bôi sẽ ít hiệu quả.

Cách dùng: bôi lượng nhỏ vào núm vú sau khi cho con bú và lặp lại đến khi hết nứt vú. Lanonin nếu dùng nhiều có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng, nên chú ý khi dùng.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà (chứa menthol) có tác dụng giảm kích thước vết nứt và giảm đau. Menthol có tác dụng tăng ngưỡng kích thích đau vì thế nó có tác dụng giảm đau là chính. Ngoài ra tinh chất bạc hà còn có tác dụng dự phòng và giảm tình trạng nứt vú. Trong 1 nghiên cứu dùng tinh chất bạc hà dạng gel so sánh với lanonin, giả dược thấy rằng tỉ lệ bị nứt vú ở nhóm dùng bạc hà là 3.8% so với lanonin là 6.9% trong đó nhóm giả dược (không dùng thuốc) là 22.6%.

Lô hội

Lô hội (aloe vera): có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, dưỡng ẩm… khi so sánh với lanolin trong 1 nghiên cứu thấy rằng cả 2 nhóm đều giảm nứt vú nhưng nhóm dùng aloe vera dạng gel ngày 3 lần hiệu quả hơn lanolin ngày 3 lần.

Dexpanthenol

Dexpanthenol có tác dụng dưỡng ẩm, trong 1 nghiên cứu so sánh với tinh dầu bạc hà và lanolin, 3 loại này có tác dụng tương đương nhau để giảm tình trạng nứt vú.

Hydrogel

Hydrogel trong 1 nghiên cứu chỉ ra có tác dụng trị nứt vú, tuy nhiên hiệu quả ít hơn lanonin. Polyethylene film khi băng vào vú (chỉ lấy ra khi cho con bú) trong 1 nghiên cứu cũng thấy được hiệu quả giảm nứt vú, tuy nhiên không có tác dụng giảm đau.

Nếu nguyên nhân là do núm vú ít tiếp xúc với ánh sáng và không khí thì sau mỗi lần cho trẻ bú bà mẹ nên để vú khô tự nhiên khoảng 15-30p.

Hầu hết các bà mẹ bị nứt núm vú có thể tự chăm sóc tại nhà theo những cách trên. Tuy nhiên nếu tình trạng nứt núm vú không cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ để xác định được tình trạng và nguyên nhân chính xác.

Hi vọng những kiến thức trên có thể tới được nhiều người hơn. Kể cả khi có con nhỏ cung cần phải “xinh đẹp” từ bên trong nhé chị em. Cùng tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích nữa tại đây!

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.