KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA – GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHI COVID PHỨC TẠP
admin 07/08/2021
Trực tuyến hóa là một chủ đề quan trọng trong hầu hết mọi ngành công nghiệp. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng vậy, đổi mới công nghệ là nền tảng quan trọng giúp cải thiện khám chữa bệnh hiệu quả và giảm chi phí. Ngoài ra, nó cũng mang lại lợi ích cho các bên liên quan.
Trước cuộc khủng hoảng COVID-19, chỉ ít hơn 1% việc thăm khám sức khỏe ở Mỹ được thực hiện bằng hình thức online. Giãn cách xã hội trong đại dịch Covid đã thúc đẩy nhu cầu khám chữa bệnh từ xa và nhiều bệnh nhân đã có lần đầu tiên trải nghiệm với công nghệ này.
Trong bối cảnh covid phức tạp như hiện nay, việc giãn cách xã hội khiến cho việc thăm khám của người dân ở nhiều nơi gặp khó khăn. Và trong điều kiện ấy, hình thức chăm sóc sức khỏe từ xa này đã và đang được khuyến khích sử dụng như là một giải pháp thay thế.
Xem thêm:
- Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?
- 10 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong đợt dịch COVID-19
- Thực hư việc phòng chống COVID-19 bằng y học cổ truyền
Khám chữa bệnh từ xa là gì?
Là hình thức khám chữa bệnh được thực hiện trên các nền tảng công nghệ truyền thông. Người bệnh sẽ được theo dõi, tương tác với các bác sĩ thông qua các ứng dụng hay các nền tảng như video call, wedsite hoặc gọi điện thoại….Bác sĩ sẽ cập nhật tình trạng, các triệu chứng của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán lâm sàng, các hướng dẫn điều trị, chăm sóc kịp thời.
Trên thế giới, hình thức chăm sóc sức khỏe từ xa như vậy đã được phát triển nhiều năm trước. Các nền tảng kỹ thuật số hỗ trợ việc khám chữa bệnh từ xa cũng đã được các công ty lớn phát triển.
Lợi ích của hình thức khám chữa bệnh online này mang lại là vô giá trong bối cảnh Covid như hiện nay:
Thời gian chờ đợi ngắn hơn
Nếu như trước đây, người bệnh phải mất thời gian di chuyển từ nhà đến các cơ sở y tế, bệnh viện; phải mất hàng tiếng đồng hồ để xếp hàng chờ đến lượt thăm khám của mình. Thì giờ đây, với hình thức khám chữa bệnh từ xa, các bệnh nhân có thể được thực hiện thăm khám ngay tại nhà, thời gian thăm khám được hỗ trợ sắp xếp cụ thể để bệnh nhân không mất thời gian chờ đợi.
Chi phí thấp hơn:
Việc tham gia vào các chuyến thăm khám sức khỏe ảo thay vì đến trực tiếp đã giúp bệnh nhân có thể tiết kiệm được các khoản chi phí như chi phí đi lại cũng như chi phí phụ phát sinh trong quá trình đến thăm khám như ăn uống hay thậm chí là phí thuê nhà trọ (đối với người ở xa).
Hỗ trợ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người bệnh kịp thời và thường xuyên hơn:
Nhưng điều quan trọng hơn là quản lý các bệnh mãn tính như tiểu đường và tăng huyết áp có thể vẫn được duy trì thăm khám online, hướng dẫn duy trì bảo vệ sức khỏe từ xa.
Các bác sĩ có thể thường xuyên tương tác với người bệnh để nắm được tình trạng và hướng dẫn họ tự chăm sóc sức khỏe tại nhà, trong trường hợp không thể đến bệnh viện để điều trị vì Covid như hiện nay
Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh:
Bệnh viện là nơi tập trung nhiều bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau. Việc tụ tập đông người như vậy có thể dẫn tới lây nhiễm chéo. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp như hiện nay. Thông qua việc thăm khám từ xa, bệnh nhân sẽ tham gia thăm khám ngay tại nhà mà không cần tiếp xúc đông người, việc này giúp hạn chế lây nhiễm chéo bệnh cho nhau.
Cải thiện hiệu quả cũng như độ chính xác của hệ thống y tế, thăm khám và chẩn đoán cho bệnh nhân
Mặc dù việc khám chữa bệnh từ xa không thể thay thế hình thức khám chữa bệnh truyền thống, nhưng nó cũng có những lợi ích riêng. Điển hình là cải thiện độ chính xác của kết quả thăm khám lâm sàng.
Khi số liệu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được mã hóa, tạo thành các tệp kinh nghiệm, cho phép hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra các chẩn đoán lâm sàng cho các bệnh nhân tương tự. Tuy nhiên, nó không thể cải thiện độ chính xác của hệ thống y tế ngay lập tức, mà điều này cũng cần có thời gian.
Hạn chế tình trạng quá tải các bệnh viện:
Một số bệnh có thể tự chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà thì bệnh nhân không cần đến bệnh viện. Điều này giúp hạn chế lượng bệnh nhân đến các bệnh viện, cơ sở y tế, giúp giảm thiểu tình trạng quá tải.
Khám chữa bệnh từ xa tại Việt Nam:
Quyết định 2628/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” đã được Bộ Y tế ban hành vào ngày 22/06/2020. Việc triển khai khám chữa bệnh từ xa được triển khai trên nền tảng công nghệ hỗ trợ do tập đoàn Viettel xây dựng.
Việc triển khai hình thức khám chữa bệnh này tại Việt Nam là một bước tiến lớn của hệ thống y tế nước nhà, giúp hỗ trợ người bệnh được thăm khám sức khỏe cũng như được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe kịp thời trong thời buổi giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid như hiện nay.
Khám chữa bệnh từ xa đã và đang được phát triển tại Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới. Nó được nhiều tổ chức y tế trên thế giới khuyên dùng như là một giải pháp trong bối cảnh giãn cách xã hội do Covid như hiện nay. Mặc dù, nó không thể thay thế hình thức khám chữa bệnh truyền thống, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích và tính ưu việt mà nó mang lại.
Bài liên quan:
Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin không?