Bí mật của giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa – Ưu, nhược điểm
admin 15/09/2021
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của chăm sóc sức khỏe từ xa trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân và cộng đồng trong thời kỳ dãn cách. Vậy liệu giải pháp này có hạn chế gì không? Ưu điểm của nó so với các dịch vụ y tế truyền thống có gì nổi bật?
Chăm sóc sức khỏe từ xa đã tạo nên bước đột phá cho y học trong đại dịch
Cham-soc-suc-khoe-tu-xa-la-giai-phap-uu-tien-ung-pho-dai-dich
Đan Mạch, một trong những nước Bắc Âu có mức độ áp dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa cao nhất (theo số liệu nghiên cứu) đã giúp bệnh nhân tiết kiệm một khoảng lớn thời gian phải đi tới những cơ sở chữa bệnh uy tín cách xa nhà. Nó còn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa hỗ trợ được số lượng lớn bệnh nhân lớn tuổi với cơ sở hạ tầng ít hơn và giảm chi phí khám bệnh cho họ. Giảm số lượng giường bệnh là một chiến lược quan trọng ở Đan Mạch trong hơn 40 năm qua. Do số giường bệnh có sẵn trên 1.000 dân giảm từ 8,5 vào năm 1975 xuống chỉ còn 2,5 vào năm 2015. Đây là một trong những con số thấp nhất trong số tất cả các nước OECD.
Đọc thêm: Khám chữa bệnh từ xa thường được ứng dụng chữa các loại bệnh gì?
Covid 19 đến đã khiến bệnh viện cần phải thích nghi với sự thách thức mới. Với nhiều bác sĩ và nhân viên hành chính làm việc tại nhà nhiều hơn, số lượng giấy phép và mã thông báo cho hệ thống từ xa cũng dần nhanh chóng tăng lên. COVID-19 cũng thúc đẩy nhanh việc triển khai cáp quang đến các địa phương giúp việc chăm sóc sức khỏe từ xa tiến hành dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự ra đời của kỹ thuật X quang từ xa đã tạo ra một tải trọng hoàn toàn mới cho các dòng dữ liệu đã được sử dụng, giúp đo lường chính xác hơn số liệu của bệnh nhân.
Hệ thống ERM tích hợp với video nền tảng tư vấn qua video giúp tạo nên quy trình mới trong quá trình khám chữa bệnh từ xa.
Loi-ich-cham-soc-suc-khoe-tu-xa
Bệnh viện Denia sử dụng ứng dụng Zoom để quản lý bệnh nhân tại nhà và duy trì liên lạc giữa các bác sĩ. Hiện tại, các trung tâm chăm sóc chính đang bị đóng cửa nên tất cả các cuộc trao đổi, tham vấn đều được thực hiện qua các cuộc họp video hoặc điện thoại. Chuyên gia Vicent Moncho Mas nhận thấy được sự thay đổi lớn ở phía đông nam của Tây Ban Nha với khoảng 80% bệnh nhân đều đồng ý khám chữa bệnh từ xa và quá trình họ cũng tiếp cận giải pháp này cũng dễ dàng và thuận lợi. Hệ thống EMR cục bộ đã được tích hợp với nền tảng tư vấn qua video và hình thành nên một quy trình làm việc mới trong vòng vài tuần. Tất cả các nỗ lực đã được hỗ trợ bởi chính quyền khu vực phù hợp với tình hình COVID-19.
Nhiều bác sĩ phát hiện ra rằng trong một vài chuyên ngành của họ, có một số lượng lớn bệnh nhân không cần chạm trực tiếp. Các bác sĩ chỉ cần kê đơn thuốc hoặc đưa ra một số đề xuất và trong những trường hợp đó, mọi việc đều có thể giải quyết thông qua một cuộc gọi video. Các bác sĩ lâm sàng nhận thấy rằng điều này hoàn toàn khả thi. “Chúng tôi đã tích hợp tư vấn qua video vào hồ sơ bệnh án để giúp họ dễ dàng thực hiện. Trong vòng 10 đến 15 ngày, chúng tôi đã tạo ra một quy trình làm việc mới” – Các bác sĩ chia sẻ.
Tại Bệnh viện Bispebjerg-Frederiksberg ở Đan Mạch, khám chữa bệnh trực tuyến cũng phổ biến hơn nhiều so với trước COVID-19. Họ giúp người bệnh yên tâm hơn khi sử dụng các cuộc gọi điện thoại đơn giản để bệnh nhân có thể gặp được bác sĩ. Giải pháp đang được sử dụng dựa trên nền tảng Medcom VDX quốc gia tích hợp với EMR của bệnh viện và cổng thông tin của bệnh nhân. Theo chuyên gia Helena Dominguez, động lực, nhận thức và sự tuân thủ tăng lên khi bệnh nhân chủ động xác nhận phương pháp điều trị. Ví dụ, khi nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ tự điền vào các biểu mẫu trong cổng thông tin bệnh nhân hoặc đánh dấu các hoạt động trong ứng dụng theo dõi sức khỏe.
Bên cạnh các cuộc video call, sự gia tăng trong việc sử dụng tài liệu giáo dục, chẳng hạn như chia sẻ hình ảnh với bệnh nhân để giúp họ hiểu thế nào là “van” thông qua một video cụ thể hoặc thậm chí là phim hoạt hình sẽ giúp bệnh nhân nhận thức được sâu sắc hơn với tình trạng sức khỏe của mình.
Các dịch chăm sóc sức khỏe từ xa cho những bệnh nhân ốm nặng và bệnh nhân ung thư bắt đầu được triển khai. Và khá ngạc nhiên là cả bệnh nhân và bác sĩ đều thích hình thức tư vấn này. Đặc biệt là cách mà các bác sĩ đã chấp nhận và đánh giá cao hình thức làm việc trực tuyến này. Đây cũng là lúc thích hợp để nắm bắt cơ hội giúp các bác sĩ có thêm thời gian nghiên cứu vì họ luôn thuộc nhóm chịu nguy hiểm cao trong đại dịch.
Đọc thêm: Cách chăm sóc sức khỏe toàn diện trong mùa dịch bệnh
Hệ miễn dịch khoẻ mạnh – chìa khoá chiến thắng dịch bệnh Covid
Chăm sóc sức khỏe từ xa vẫn sẽ còn đối mặt với những thách thức lớn hơn trong tương lai khi mở rộng phạm vi áp dụng.
Han-che-cham-soc-suc-khoe-tu-xa
Theo như kết quả nghiên cứu thì 74% bệnh nhân chăm sóc sức khỏe từ xa nhắm mục tiêu tới các bệnh mãn tính. Các giải pháp khám chữa bệnh từ xa cũng chủ yếu tập trung vào chữa các bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc các vấn đề về da liễu nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên tất cả các bệnh nhân. Theo các chuyên gia, nhu cầu tư vấn trực tuyến hoặc khám chữa bệnh từ xa là tương đối thấp trước khi COVID-19 bùng phát. Rào cản lớn nhất đó là do văn hóa: cả bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân đều có xu hướng thích đối mặt trực tiếp hơn là thông qua các thiết bị từ xa.
Ông chủ Onkologikoa-Osakidetza ở Tây Ban Nha đã triển khai tính năng Zoom cho tham vấn trực tuyến qua video tại 30.000 máy trạm trong một vài tuần đầu kể từ khi đại dịch được công bố. Zoom đã thay thế cho một vài giải pháp hội nghị phức tạp đã được sử dụng trước đó cho việc trao đổi thông tin nội bộ. Nhưng ông hy vọng rằng bệnh nhân trong khu vực của ông sẽ vẫn có các cuộc hẹn trực tiếp, đặc biệt là sau khi bị cô lập quá lâu. Ông cho rằng sẽ có nhiều hội nghị trực tuyến hơn trong dài hạn hoặc trong tương lai nhưng hiện tại có lẽ chưa phải thời điểm để thiết lập các hệ thống chăm sóc sức khỏe từ xa như một tiêu chuẩn.
Quá trình tự đo lường của bệnh nhân có thể trở thành một trở ngại. Đôi khi công nghệ có thể gặp trục trặc hoặc bệnh nhân có thể sai sót khi thực hiện đo lường. Ngoài ra, do việc gặp trực tiếp bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của họ, đây là điều mà chăm sóc sức khỏe từ xa chưa truyền tải được một cách dễ dàng. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không dùng một số loại thuốc hoặc không tuân theo các hoạt động nhất định được hướng dẫn thì thường không được ghi lại trong hồ sơ trực tuyến. Thay vào đó cần phải được cập nhật với bác sĩ và điều này thì không phải lúc nào cũng được giải quyết kịp thời.
Chuyên gia Helena Dominguez, người hiện đang đảm nhiệm việc tư vấn qua video với bệnh nhân đang đối mặt với những thách thức mới trong công việc hàng ngày của mình, đặc biệt là trên phương diện kỹ thuật. Chăm sóc sức khỏe từ xa là một công trình lớn, không chỉ ở các điều khoản về yêu cầu phần mềm như phải cài đặt Google Chrome mà còn cần bệnh nhân phải có tai nghe và kết nối internet tốt để có thể trao đổi thông tin một cách chính xác. Các đơn vị IT tại bệnh viện cũng đã giúp đỡ các địa phương giải quyết một số vấn đề, nhưng do xuất hiện quá nhiều yêu cầu cùng lúc dẫn tới quá tải, chưa giải quyết được triệt để.
Sự quan tâm về an toàn dữ liệu cũng đang là một trong những điều cản trở quy trình làm việc từ xa. Tuy rằng, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật cũng có thể bảo vệ các hồ sơ sức khỏe trực tuyến tránh khỏi bị truy cập trái phép nhưng chính điều này cũng thường làm gián đoạn quy trình làm việc và đôi khi việc thu thập thông tin còn tệ hơn ngày trước, khi mà hồ sơ sức khỏe vẫn được ghi trên giấy. Hệ thống EMR về mặt lý thuyết có thể tạo ra nhiều dữ liệu có sẵn, nhưng về mặt pháp lý điều này không được phép. Hơn nữa, các hạn chế GDPR tạo ra trở ngại cho luồng dữ liệu và ngăn không cho giải pháp tích hợp mở rộng trên nền tảng di động Android.
Kết hợp khám chữa bệnh từ xa và khám bệnh truyền thống là một giải pháp toàn diện
Kham-chua-benh-tu-xa
Mặc dù đại dịch đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để thay đổi cách chúng ta đang vận hành và tạo ra những đột phá mới cho nền y học. Chuyên gia Giovanni chia sẻ rằng “Trong tương lai, chúng ta nên có sự chuẩn bị tốt hơn để trao đổi với bệnh nhân trước khi họ thực sự đến bệnh viện. Họ có thể lên lịch để thăm khám trước, nói chuyện với bác sĩ hoặc trưởng khoa, có một cuộc gọi video và chúng tôi có thể cố gắng phân loại bệnh trước khi họ đến khám”.
Nhìn chung, COVID-19 đã thúc đẩy ngành y tế châu Âu có một bước tiến lớn trong việc cung cấp các dịch vụ y tế từ xa, và giáo dục trực tuyến bên cạnh các cơ sở vật chất truyền thống. Khám chữa bệnh từ xa đã tạo ra một hướng đi tiềm năng trong lĩnh vực y tế này nhưng rất nhiều khía cạnh chưa được khai thác. Sự thay đổi văn hóa sẽ dần dần dẫn đến việc sử dụng rộng rãi hơn giải pháp này ở một thế giới sau đại dịch và việc kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe từ xa với các dịch vụ y tế truyền thống sẽ hứa hẹn là một giải toàn diện trong cuộc sống chúng ta sau này.
Để tham gia các chương trình hướng dẫn chăm sóc sức khỏe chủ động miễn phí hoặc biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!