Ai không nên dùng kỷ tử? Hướng dẫn cách sử dụng chuẩn nhất
admin 18/05/2023
Kỷ tử là vị thuốc được biết đến với rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như giúp bổ mắt, tăng cường miễn dịch và sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ giới. Kỷ tử được nhiều người lựa chọn sử dụng để chăm sóc sức khỏe chủ động, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Vậy, ai không nên dùng kỷ tử? Vị thuốc này được dùng cho những trường hợp nào? Mọi người hãy theo dõi ngay nội dung Trung tâm VMC chia sẻ dưới đây để biết được thông tin chính xác nhất.
1. Kỷ tử có những tác dụng gì?
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử, địa cốt tử với dạng quả mọng màu cam tươi khi thu hái. Quê hương của kỷ tử bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á và trên thế giới.
Từ xưa đến nay, kỷ tử được ‘chọn mặt gửi vàng’ giúp chăm sóc sức khỏe chủ động, hỗ trợ khắc phục các vấn đề về sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về thị lực. Cách sử dụng kỷ tử rất đa dạng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng.
Theo Đông y, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, lợi về gan, thận có công dụng bồi bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực. Ngoài việc tìm hiểu ai không nên dùng kỷ tử thì loại thảo dược này thích hợp dùng trong các trường hợp bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhìn mờ.
>> ĐỌC THÊM: 5 loại cây bị coi là “Cỏ dại” nhưng thực tế lại là vị thuốc Nam cực hữu ích
2. Một số tác dụng của kỷ tử có thể kể đến là:
2.1. Giúp cải thiện trí nhớ
Trong hạt kỷ tử chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tinh thần minh mẫn. Đặc biệt, hoạt chất Betaine có trong kỷ tử, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Choline giúp tăng cường hoạt động trí não, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
2.2. Chống lão hóa
Trong hạt kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm vitamin C và E và các polyphenol. Những chất này có khả năng ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Bên cạnh đó, kỷ tử còn chứa nhiều chất xơ và ít chất béo, giúp chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, huyết áp cao. Từ đó giúp bảo vệ gan chăm sóc sức khỏe chủ động, và chống lão hóa mạnh mẽ.
>> ĐỌC THÊM: Làm chậm lão hóa bằng Y học cổ truyền
2.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Chất Polysaccharides có trong hạt kỷ tử có khả năng làm tăng và quân bình cho những hoạt động của tế bào miễn dịch. Nhờ đó, hạt kỷ tử chống vi khuẩn và kháng vi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề nhiễm trùng.
>> ĐỌC THÊM: Bạn đã biết Hệ miễn dịch là gì chưa?
2.4. Giúp làm đẹp da, và giảm cân hiệu quả
Trong kỷ tử có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, nhưng hàm lượng calo thấp, và có nhiều chất xơ giúp người ăn vào cảm thấy no mà không cung cấp nhiều calo gây tăng cân. Do đó duy trì vóc dáng thon gọn và cân nặng hợp lý.
Đặc biệt, chất Zeaxanthin trong kỷ tử có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào da. Chống lại sự phá vỡ khi làn da chúng ta tiếp xúc với các yếu tố tia cực tím, khói bụi và phóng xạ. Vì vậy, thường xuyên dùng kỷ tử sẽ giúp bạn có làn da mịn màng, tươi trẻ.
3. Ai không nên dùng kỷ tử? Những lưu ý khi sử dụng
Trong hầu hết trường hợp, kỷ tử là một loại thảo dược an toàn và có lợi cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên dùng kỷ tử:
- Người bị vấn đề về tiêu hóa: Dạ dày nhạy cảm, viêm loét dạ dày hoặc Crohn, có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa kỷ tử.
- Người bị vấn đề về tuyến giáp: Kỷ tử chứa một lượng nhỏ chất goitrogen, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và gây rối loạn tuyến giáp cho những người bị vấn đề về tuyến giáp.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Trong số ít trường hợp, chất cyanide trong kỷ tử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử.
- Người đang sử dụng thuốc tiểu đường hoặc thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp vì kỷ tử có thể tương tác với thuốc gây loãng máu, giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.
- Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thảo dược.
- Người có nhu cầu sinh lý cao cũng không nên sử dụng kỷ tử vì tác dụng của loại thảo dược này có thể làm hưng phấn thần kinh.
Việc nắm được ai không nên dùng kỷ tử là vấn đề rất quan trọng giúp mọi người có thể phòng tránh những tác dụng không mong muốn do loại thảo dược này gây ra. Đồng thời có biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, hiệu quả ngay từ đầu.
4. Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách giúp tăng cường sức khỏe
Lý do kỷ tử được đánh giá cao vì loại thảo dược này chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn với các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như chất đạm, chất béo, chất xơ, đường tự nhiên, sắt, vitamin A&C, beta-carotene…
Kỷ tử được biết đến với rất nhiều tác dụng khác nhau, ngoài những người thuộc trường hợp ai không nên dùng kỷ tử ra, thì những người thuộc đối tượng có thể sử dụng để chăm sóc sức khỏe chủ động có thể chế biến kỷ tử thành các món ăn bổ dưỡng sau:
- Cháo kỷ tử (25g kỷ tử, 100g gạo tẻ): nấu cháo như bình thường, ăn ngày 1-2 lần có tác dụng phòng ngừa chứng suy nhược cơ thể, ốm lâu ngày, người tuổi cao sức yếu,…
- Cháo kỷ tử gạo lứt (30g kỷ tử, 60g gạo lứt, 10 quả táo đỏ): Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi nấu cháo, ăn 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối. Giúp phòng ngừa và hỗ trợ chứng suy thận mãn tính do can thận âm hư.
- Cháo kỷ tử mướp đắng (200g kỷ tử, 9g mướp đắng, 100g thịt dê): Đem kỷ tử và mướp đắng vào sắc chung lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo, thịt dê vào nấu chung, nêm gia vị. Dùng 2 bữa trong ngày vào buổi sáng và tối. Giúp khắc phục chứng âm hư hỏa vượng (lòng bàn tay bàn chân nóng, da khô ráp, mất ngủ, khô miệng…)
- Trà kỷ tử (10g kỷ tử, 10g cúc hoa): hãm chung với nước sôi, dùng để uống trong ngày. Giúp phòng và hỗ trợ khắc phục chứng suy giảm thị lực, quáng gà, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ…
Tổng kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn ai không nên dùng kỷ tử, những lợi ích và cách sử dụng kỷ tử hiệu quả nhất. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi có nhu cầu sử dụng, bạn chọn mua kỷ tử tại những cửa hàng uy tín, chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả.
Nguồn tham khảo: nhathuocankhang.com, soyte.hanoi.gov.vn, duoclieuhoabinh.net.vn