Lý do bé ăn dặm bị táo bón và cách phòng tránh

Lê Thanh Hiền 03/02/2023

Khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ xảy ra các triệu chứng về tiêu hóa hoặc dễ gặp tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong đó, tình trạng bé ăn dặm bị táo bón rất phổ biến. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này.

1. Biểu hiện khi bé bị táo bón

be an dam bi tao bon

Khi bị táo bón, trẻ thường đi vệ sinh ít hơn bình thường, mỗi tuần ít hơn 3 lần. Bạn có thể phát hiện triệu chứng này thông qua phân. Nếu thấy khô cứng và rời rạc, kèm theo đó là kích thước lớn hơn bình thường thì bé có khả năng cao đã bị táo bón.

Triệu chứng bé ăn dặm bị táo bón cũng có thể được phát hiện thông qua cách đi vệ sinh của bé. Nếu bé có biểu hiện khó rặn như mặt đỏ bừng, thời gian đi lâu thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý. Vì kích thước lớn nên mỗi lần đi vệ sinh, bé có thể bị đau và khóc.

Các bé thông thường sẽ đi vệ sinh khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày tùy chế độ ăn. Khi bị táo bón, có thể trong nhiều ngày liền bé không muốn đi. Một số bé trong quá trình ăn dặm còn có biểu hiện khó tiêu, chướng bụng.

>> ĐỌC THÊM: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để tăng cân nhanh chóng

2. Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón?

be an dam bi tao bon

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các triệu chứng về hệ tiêu hóa là do dinh dưỡng cho trẻ chưa cân bằng. Các mẹ thường cho con ăn dặm nhưng lại không chú ý đến các chất dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn đến việc thiếu chất xơ.

Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm quá sớm trong khi hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng cũng là một nguyên nhân quan trọng. Do chưa thể hấp thu được quá nhiều thức ăn, các cơ quan bị quá tải và không thể tiêu thụ được. Khi mẹ cho ăn dặm mà không kết hợp với nước, rất có thể bé bị thiếu nước dẫn đến táo bón.

>> ĐỌC THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi giúp cân bằng và tăng sức đề kháng

3. Cách phòng tránh tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

be an dam bi tao bon

Để phòng tránh và cải thiện tình trạng táo bón trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ. Đầu tiên, các loại chất dinh dưỡng cần bổ sung là sắt (thịt, cá, đậu phụ,…), chất xơ và các loại vitamin thiết yếu có trong rau củ quả.

Ngoài ra, để bé dễ dàng tiêu hóa các mẹ nên cho bé uống nhiều chất lỏng như nước, sữa mẹ,… Thêm vào đó, mẹ có thể giúp trẻ vận động để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.

Khi bé có dấu hiệu bị táo bón, các mẹ không nên cho trẻ dùng nhiều men vi sinh hoặc thuốc. Hãy cho bé đến bác sĩ nếu tình trạng kéo dài để nhận được lời khuyên tốt nhất.

>> ĐỌC THÊM: Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em

Bé ăn dặm bị táo bón là tình huống không bậc phụ huynh nào muốn trẻ gặp phải. Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để phòng tránh tình trạng này nhé.

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.