Bé bị viêm phế quản? Cải thiện Viêm phế quản bằng huyệt đạo như thế nào?

admin 20/05/2022

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình, hoặc bé bị viêm phế quản cấp tính hay mạn tính thì ngoài việc sử dụng những phương pháp phổ biến theo Tây y hoặc dùng các sản phẩm hỗ trợ… thì đừng nên bỏ qua 4 huyệt mà Bác sĩ Lê Hải – Cố vấn chuyên môn của Trung tâm VMC giới thiệu bên dưới nhé.

1. Bé bị viêm phế quản, vậy viêm phế quản là gì?

Bé bị viêm phế quản? Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Có thể chia thành 2 loại như sau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Lúc này, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Nguyên nhân thường là do vi rút.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn xấu đi của thể cấp tính. Lúc này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài (từ vài tháng đến vài năm). Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn cấp tính nhiều lần.

2. 4 huyệt đạo dành cho viêm phế quản

Bé bị viêm phế quản? Hãy xem 4 huyệt đạo dành cho viêm phế quản

– Huyệt Đại Chùy: Nằm ở bờ dưới đốt sống cổ 7, cách cột sống khoảng 0,5 đến 1 thốn. Đơn vị thốn này được quy ước bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể mỗi người

– Huyệt Phong Môn: Nằm ở bờ dưới mõm đốt sống ngực 2, cách cột sống khoảng 1,5 thốn

– Huyệt Phế Du: Nằm ở đốt sống ngực 3, cách cột sống khoảng 1,5 thốn

– Huyệt Hợp Cốc thì nằm trên nền thịt giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía ngón trỏ, và nằm trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, Huyệt Hợp Cốc nằm gần cuối của rãnh, xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ. Lưu ý, KHÔNG SỬ DỤNG HUYỆT HỢP CỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI 

3. Bé bị viêm phế quản, dùng huyệt đạo như thế nào?

Bé bị viêm phế quản hì bấm huyệt thế nào?
  • Bạn có thể day ấn nhẹ nhàng cho các cháu bằng ngón tay của mình, mỗi huyệt làm một lúc từ 1 – 2 phút ngày làm vài lần
  • Riêng các huyệt ở sau lưng thì có vẻ như khó tìm chính xác với những ai không có kiến thức về y học (giải phẫu cột sống) thì bạn không nên vì thế mà bỏ quan, bạn hãy dùng ngón tay của mình day hoặc vuốt nhẹ nhàng ở những vùng huyệt (không cần chính xác), bạn cứ làm rộng ra một chút sẽ không làm sao cả.
  • Bạn nên tận dụng lúc chơi đùa với trẻ, lúc xoa lưng cho trẻ ngủ, hoặc lúc trẻ đã ngủ thì thực hiện day ấn huyệt nhẹ nhàng, cứ làm như vậy nhiều lần trong ngày, thì chắc chắn em bé sẽ có những sự cải thiện nhanh chóng hơn.
  • Có nhiều điều lưu ý tôi nhắc ở dưới, nhưng tôi phải nhắc lại 1 điều là bạn cần giữ đôi tay cho sạch sẽ nhé và nếu bạn cũng đang bị viêm phế quản, thì hãy tích cực sử dụng cho mình song song với em bé.

4. Cách dùng với người lớn

  • Với người lớn, bạn sẽ dùng lực mạnh hơn, có thể là khá mạnh để tạo cảm giác đau, nhức, buốt nhằm tạo điều kiện để cơ thể phục hồi nhanh hơn, nhưng với điều kiện là phải trong giới hạn sức chịu đựng.
  • Bạn có thể dùng chiêu cạo gió với dầu cao ở cả 4 vị trí huyệt, cạo một lúc cho da đỏ lên, có thể xuất hiện nốt máu, tia máu… nhưng đừng sợ, đó là biểu hiện bình thường của việc cơ thể bị trúng gió độc.
  • Làm tích cực ngày tối thiểu 2 lần, mỗi lần nên dành tối thiểu 10 phút cho 4 huyệt đạo này, bạn có thể day, ấn, miết, bấm lên các huyệt bên dưới
  • Đương nhiên, việc tìm chính xác huyệt một cách tuyệt đối là nhiệm vụ của nhà trị liệu chuyên nghiệp vì vậy nếu bạn không phải người được đào tạo bài bản thì chỉ cần khoảng khoảng vị trí huyệt và thực hành một số kĩ thuật là đã có tác dụng tốt lắm rồi.
  • Hãy liên tục thực hành trong thời gian bị viêm phế quản và thêm một số lần nữa khi triệu chứng Viêm phế quản đã hết,

5. Tự làm cho bản thân có được không?

  • Đương nhiên là được rồi, tương tự như phần làm cho người lớn ở trên. Có điểm khác là bạn phải tự thực hành trên chính mình mà thôi
  • Thực hành trên chính mình thì có ưu điểm là thích làm lúc nào thì làm, nhưng cũng có nhược điểm là lúc bị bệnh thì lại mệt, ngại làm ==> hãy cố gắng hơn một chút

KẾT LUẬN

Mong rằng, bài viết “Bé bị viêm phế quản, cải thiện viêm phế quản bằng huyệt đạo như thế nào” sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương pháp để chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và cho cả những người thân trong gia đình. 

Ngoài ra, với nền nhiệt thay đổi thất thường như hiện nay, thì những người có hệ miễn dịch yếu rất hay gặp phải những vấn đề sức khỏe như: ho, cảm cúm, mệt mỏi,… Để nâng cấp hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại những tác nhân có hại đến từ cả môi trường bên trong và bên ngoài, bạn có thể ĐĂNG KÝ NGAY bằng cách điền thông tin và số điện thoại để mua hoặc nhận tư vấn miễn phí các khóa học chăm sóc sức khỏe dưới đây:

Đây đều là 2 trong số rất nhiều khóa học sử dụng các phương pháp tự nhiên, kích hoạt cơ chế tự phục hồi ở mỗi người, hỗ trợ cải thiện rất tốt với những người đang gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khi nền nhiệt thay đổi thất thường. 

Để được nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại, gmail tại phần bình luận, hoặc gọi theo HOTLINE: 0966 000 643 Trung tâm VMC sẽ liên hệ lại với bạn ngay nhé. 

Thẻ:, ,

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.