Xoa bóp lưng cho bà bầu – tốt con khỏe mẹ

Lê Thanh Hiền 17/05/2022

Tình trạng đau lưng khi mang thai là một vấn đề vô cùng phổ biến mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân có thể đến từ việc tăng cân, nội tiết tố thay đổi, trọng tâm cơ thể,… Xoa bóp lưng cho bà bầu được đánh giá là một phương pháp an toàn dễ làm, và được áp dụng rộng rãi hiện nay. 

1. Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu

Xoa bóp lưng cho bà bầu

Đau lưng ở phụ nữ mang thai thường bắt đầu từ nửa sau của thai kỳ. Nguyên nhân có thể đến từ:

  • Tăng cân: Khi mang thai, thì phụ nữ thường tăng từ 11 – 16kg. Sự thay đổi đột ngột ngày sẽ gây ra áp lực rất lớn lên cột sống để có thể nâng đỡ trọng lượng đó, nên mẹ bầu sẽ bị đau phần lưng dưới. Bên cạnh đó, theo sự lớn lên của thai nhi, thì các mạch máu và dây thần kinh ở phần lưng, xương chậu cũng sẽ bị thai nhi và tử cung chèn ép và tăng áp lực. 
  • Trọng tâm và tư thế bị thay đổi: Việc có thêm một chiếc bụng to sẽ khiến trọng tâm của cả cơ thể bị thay đổi. Các mẹ bầu thường có xu hướng ngả người về phía sau để hạn chế sự nặng nề ở phần bụng. Điều này sẽ làm tăng đường cong tự nhiên của cột sống dưới, gây ra đau lưng. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Do sự tăng lên của hormone để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Những hormone: estrogen, progesterone làm buông lỏng dây chằng, gân, cơ và khiến cho chúng ở mức đàn hồi lớn hơn. 
  •  Tách cơ: Khi tử cung mở rộng, 2 cơ song song chạy từ khung xương sườn tới xương mu có thể tách ra dọc theo đường nối trung tâm. 
  • Căng thẳng: căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây căng cơ ở lưng, khiến bà bầu bị đau hoặc co thắt lưng khi bị căng thẳng thần kinh.

Xem thêm: BIỆN PHÁP GIÚP BÀ BẦU GIẢM KHÓ CHỊU VỚI BÀN CHÂN SƯNG PHÙ

2. Xoa bóp lưng cho bà bầu có sao không? Bà bầu đấm lưng có sao không?

Đau lưng thường xuất hiện từ thai kỳ giữa trở đi. Bà bầu sẽ luôn xuất hiện tình trạng mệt mỏi, khó chịu vì “trước nặng sau đau”, nên xoa bóp là một phương pháp cực kỳ hữu ích giúp bà bầu được thư giãn. Ngoài ra, xoa bóp lưng cho bà bầu còn giúp lưng giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm thiểu các cơn đau mỏi xuất hiện. 

Đấm lưng là phương pháp dễ và có tính tức thời nhất, bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện các động tác đấm lưng chống mỏi. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng với những mẹ bầu có thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra, không nên nằm sấp, cũng không nên đấm lưng quá mạnh. Bên cạnh đó,, các ông chồng cũng nên hỗ trợ vợ mình bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, hoặc đấm lưng ở tư thế ngồi thẳng cho bà bầu. Vì xoa bóp sẽ làm giãn dây chằng, giúp các cơn đau được giảm bớt.

Xem thêm: Mẹ bầu khó thở khi nằm, vì sao lại như thế?

3. Cách xoa bóp lưng cho bà bầu hiệu quả

Xoa bóp lưng cho bà bầu

Chuẩn bị:

  • Tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu. 
  • Chuẩn bị không gian massage thoải mái, thoáng mát và sạch sẽ, có thể mở các bài nhạc nhẹ êm ái, dễ chịu. 
  • Chọn người xoa bóp (tốt nhất nên là người chồng), vì rất khó để mẹ bầu tự xoa bóp lưng

Tiến hành xoa bóp lưng cho bà bầu:

  • Người massage xoa nóng hai bàn tay, các đầu ngón tay.
  • Hướng dẫn bà bầu nằm nghiêng người về phía bên trái (hoặc chọn tư thế ngồi) sau đó dùng gối kê ở khuỷu chân.
  • Massage từ gáy, sau đó  từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông.
  • Tiếp tục xoa ngược trở lại vai, kéo dọc cơ thể rồi tỏa ra hai bên sườn.
  • Dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay để nhấn, xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Cần chú ý xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi ở vùng vai, lưng dưới và dưới hông
  • Lặp lại các bước massage trên với tốc độ chậm hơn. Cuối cùng, kết thúc xoa bóp sau khoảng 15 – 20 phút.

Xem thêm: Giảm cân sau sinh – Giải pháp giúp cân bằng cơ thể trong quá trình cho con bú

4. Lưu ý khi xoa bóp lưng cho bà bầu

  • Hãy xoa bóp sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
  • Chỉ nên thực hiện khoảng 15-20 phút.
  • Luôn thay đổi tư thế trong khi massage.
  • Khi xoa bóp vùng bụng nên nhẹ nhàng
  • Chỉ nên xoa bóp, massage từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã ổn định
  • Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, hãy  bổ sung một bữa ăn nhỏ trước khi xoa bóp
  • Trong khi xoa bóp, nếu cảm thấy buồn nôn, choáng, không thoải mái hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác thì dừng ngay.
  • Tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi thai phụ có những vấn đề sau: có nguy cơ bị sảy thai hoặc những vấn đề về sức khỏe khác,…

5. Học Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện

Xoa bóp lưng cho bà bầu

Mang thai là một quá trình dài, và mẹ bầu cần học rất nhiều thứ để cả mẹ và con được khỏe mạnh. Xoa bóp bấm huyệt là một cách rất hay để giúp người phụ nữ giảm bớt được nhiều khó chịu, mệt mỏi, mẹ khỏe con vui. 

Ở các cấp độ cao hơn, thì xoa bóp cho bà bầu đòi hỏi người thực hiện massage phải hiểu biết và những kỹ năng xoa bóp riêng cho bà bầu, và cũng đem lại nhiều hiệu quả cao hơn, đặc biệt sẽ giúp mẹ bầu sinh nhẹ nhàng và nuôi con những ngày đầu thuận lợi hơn nhờ tác động một số huyệt vị đặc biệt.

Tham khảo khóa học Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện

Để được nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin (họ tên, số điện thoại) hoặc liên hệ trực tiếp theo HOTLINE 0966 000 643, Trung tâm VMC sẽ gọi lại cho bạn ngay nhé!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.