Bị đau bao tử nên làm gì? Những biểu hiện bất thường từ dạ dày mà bạn nên biết
admin 27/05/2022
Bị đau bao tử nên làm gì? Đau bao tử, hay còn gọi là đau dạ dày là một vấn đề rất phổ biến hiện nay. Nguyên nhân bị đau bao tử đến từ rất nhiều khía cạnh, một vài nguyên do trong đó có thể kiểm soát được bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu trong bài viết dưới đây
1. Đau bao tử không do các nguyên nhân khẩn cấp
Chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen ăn uống (ăn quá no, để quá đói, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc), căng thẳng, áp lực kéo dài, vi khuẩn HP là những nguyên nhân phổ biến gây ra đau bao tử. Đây được tính vào những nguyên do không khẩn cấp (có thể giảm dần trong 1 – 2 ngày), mà bạn có thể giải quyết tại nhà
- Nếu bạn có các triệu chứng: ói mửa, tiêu chảy, có thể tuân thủ theo chế độ ăn lành mạnh BRAT (chuối, gạo, táo, bánh mì nướng) cùng các loại thức ăn nhẹ khác cho đến khi các triệu chứng này giảm dần
- Cố gắng “xả hết những thứ trong bụng”: các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau, đậu ngũ cốc, các thực phẩm giàu chất xơ để kích thích tiêu hóa. Hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng
- Dùng túi chườm nóng cho bụng, trong khoảng 20-30 phút để làm giảm cơn đau tức thời
- Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu, như các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên, cay nóng, chứa cồn hoặc caffeine.
- Nằm nghiêng bên trái để giảm cơn đau tức thì: khi nằm nghiêng bên trái, thì sẽ không chèn ép các cơ quan này và có lợi cho việc vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa. Vì vậy sẽ tránh hiện tượng trào ngược acid dịch vị, chống đầy bụng khó tiêu và tránh đau bao tử hiệu quả.
Xem thêm: Trẻ hóa bệnh đau dạ dày, vì sao ngày càng có nhiều người mắc các triệu chứng khó chịu này?
2. Bị đau bao tử nên làm gì: Thăm khám y khoa
Việc tìm đến các y bác sĩ là điều cần thiết khi bạn có các cơn đau bất thường kèm theo các biểu hiện sau:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu ra máu
- Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
- Sốt kéo dài trên 3 ngày
- Mất cảm giác thèm ăn, ngon miệng
- Cơn đau kéo dài không dứt, nặng hơn liên tục trong 1- 2 ngày
- Chảy máu trực tràng, xuất huyết vùng kín hoặc có cục máu đông
- Đau ngực, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu
- Không cử động vẫn nôn mửa
Ngoài ra, những người có tiền sử đau bao tử, đã từng phải can thiệp Y khoa, khi bị đau bao tử cần đến tái khám để chắc chắn rằng cơ thể của bạn không bị ảnh hưởng gì.
3. Giải pháp trong khóa học
Chăm sóc sức khỏe chủ động là điều cần thiết để quan tâm đến sức khỏe của bạn. Khóa học: Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường này.
Trung tâm VMC đã kết hợp cùng Bác sĩ Lê Hải để tìm kiếm và phát triển rất nhiều các phương pháp nhằm cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng các phương pháp Y học cổ truyền, dễ thuộc hành, dễ hiểu. Sẽ giúp bạn
- Giúp tối ưu khả năng phục hồi tự nhiên của dạ dày, ngoài ra bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình dễ chịu và nhẹ nhàng hơn
- Vùng dạ dày trở nên khỏe mạnh hơn nhờ khí huyết kinh mạch được lưu thông
- Giảm tình trạng đau bụng âm ỉ, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng khi bị đau dạ dày
- Giúp tăng cảm giác ăn ngon và thèm ăn hơn
- Tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể
Để nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại dưới phần bình luận, hoặc liên hệ theo HOTLINE 0966 000 643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ lại với bạn ngay nhé.