Đau tức ngực là biểu hiện của vấn đề gì? Bị tức ngực phải làm sao
admin 07/10/2022
Bị tức ngực phải làm sao là một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm bởi đây là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người ở trong độ tuổi lao động và người cao tuổi. Tình trạng đau tức ngực hiện đang có xu hướng ngày càng tăng kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau thắt ngực giữa hoặc hai bên.
Nguyên nhân bị đau tức ngực
Lồng ngực là vị trí chứa đựng nhiều cơ quan nội tạng. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào bên trong cơ thể cũng khiến cho bạn có cảm giác đau tức ngực. Do vậy, việc khai thác chi tiết các đặc điểm đau tức ngực là việc vô cùng quan trọng để tìm ra đúng nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tức ngực bắt nguồn từ: Các vấn đề về tim mạch
Những nguyên nhân chính gây ra đau ở ngực gồm có các vấn đề về tim mạch, về phổi và vùng thành ngực. Trong đó, các vấn đề về tim mạch luôn là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất. Những bất thường ở mạch vành, động mạch xơ vữa, giảm tưới máu và thiểu dưỡng cơ tim đa phần sẽ có biểu hiện triệu chứng đầu tiên là đau tức ngực. Ngoài ra còn có những nguyên nhân gây ra những cơn đau, tức ngực thường gặp:
- Động mạch vành
- Bóc tách động mạch chủ
- Các vấn đề về phổi và màng phổi
- Chấn thương ngực
- Vấn đề liên quan đến thần kinh liên sườn
- Các vấn đề về dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
>> Xem thêm: Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Yếu tố nào gây tăng hoặc giảm nhịp tim
Các biểu hiện khi bị tức ngực bạn cần chú ý
Triệu chứng bị tức ngực khi có các biểu hiện đau, tức ngực, hoặc khi thấy ngực nặng hơn, giống như cảm giác leo cầu thang hoặc các hoạt động nặng và kèm theo khó thở.
Vị trí đau thường ở sau xương ức, đột ngột làm người bị tức ngực đang gắng sức phải ngừng lại ngay. Họ có cảm giác tức ngực như có đó gì bóp, đè nghẹn phía sau xương ức hoặc mé bên quả tim. Hoặc đau lan lên trên hai vai, hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái, lên cổ. Ở trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, vùng thượng vị. Cũng có khi đau ở cổ tay, bả vai và cổ.
Về mức độ đau có khi như dao đâm hoặc trái lại không đau, chỉ có cảm giác tức ngực, nghẹn thở, khó thở như có vật gì chèn ép ở cổ, bỏng rát trước tim. Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến khoảng 15 phút. Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ rất có thể bị nhồi máu cơ tim. Cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kĩ lưỡng
>> Xem thêm: Đau ngực trái khi hít thở sâu – Nguyên nhân và cách cải thiện
Bị tức ngực có nguy hiểm không
Tức ngực nếu do vấn đề về tim mạch thì sẽ là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Cần phải đến các cơ sở y tế khám và có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Với những cơn đau tức ngực ổn định, chỉ xảy ra nếu người đau tức ngực đang gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi là dấu hiệu của mạch vành đã bắt đầu hẹp dần, giảm tưới máu cho tim. Nếu chủ quan để tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp gì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc những vẫn đề nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra đau tức ngực do các cơ quan khác cũng minh chứng tình trạng đang diễn biến với mức độ nặng, cần phải có lộ trình và phương pháp cải thiện tích cực, tránh lan rộng ra gây thêm những biến chứng khó lường.
>> Xem thêm: Nguyên nhân nào gây nghẹn cổ họng khó thở khi nằm ngửa và giải pháp là gì?
Bị tức ngực phải làm sao
Vậy bị tức ngực phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Khi nhận thấy có những dấu hiệu trên bạn cần làm ngay những điều sau:
- Ngưng ngay các hoạt động đang làm, tìm chỗ nghỉ ngơi và hít thở sâu, cố gắng giữ tâm lý bình tĩnh thoải mái. Điều này sẽ làm dịu cơn đau và thường sẽ tự qua đi trong vài phút. Ngoài ra cần có người thân bên cạnh để luôn có thể theo sát. Nếu sau 20 phút mà cơn đau nhiều hơn, vấn đề đau tức không thuyên giảm kèm theo khó thở, thì nên nhập viện ngay để có hướng xử lý kịp thời.
- Chuyển sang tư thế nửa nằm nửa ngồi nếu bạn đang nằm, hít thở đều, chậm và sâu. Điều này giúp điều hòa cơ thể, làm giảm cảm giác đau và giảm căng thẳng và lo âu.
- Đặc biệt lưu ý không được sử dụng thuốc lá, và các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… Vì nó là một trong những nguyên nhân chính gây nên co thắt động mạch vành, làm cho cơn đau thắt ngực dễ tái phát hơn và cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
- Ngoài ra để giảm nguy cơ tức ngực, phòng tránh việc tái phát thì chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin, đa dạng rau củ quả, hạn chế các loại dầu mỡ, chất béo, chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ cũng giúp cải thiện đáng kể cơn đau thắt ngực.
> > Xem thêm: Sức mạnh của âm nhạc giúp trái tim khỏe mạnh mỗi ngày
Kết luận
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề đau tức ngực, bị tức ngực phải làm sao, nên làm gì và cách trị tức ngực ngay tại nhà. Nếu có bất kỳ các triệu chứng bất thường nào khác, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Thực hành bấm huyệt thông kinh lạc: Lưng, hông, chân, ngực, bụng” sẽ giúp ích trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân hay phục vụ người thân trong gia đình khi gặp các vấn đề sức khỏe tại vùng lưng, hông, chân, ngực, bụng. Khóa học này sẽ giúp bạn:
- Hiểu rõ các phương pháp bấm huyệt chính xác, an toàn, hiệu quả nhất
- Học được cách xác định huyệt đạo chính xác, nhanh chóng
- Biết các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi dùng huyệt
- Nắm được vị trí, chức năng, cách xác định và sử dụng huyệt vùng lưng, hông, chân, ngực, bụng
Thực hành bấm huyệt thông kinh lạc: Lưng, hông, chân, ngực bụng
Khóa học là sự đúc rút kinh nghiệm nhiều năm trị liệu của giảng viên chuyên môn, chắc chắc sẽ giúp học viên thay đổi hoàn toàn trình độ của mình trong việc sử dụng huyệt đạo để trị liệu và giải quyết các vấn đề sức khỏe vùng Lưng, hông, chân, ngực, bụng.
HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966 000 643
Nguồn tham khảo: Medlatec