Các vị trí đau lòng bàn chân và những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
admin 03/12/2021
Trên cơ thể con người, “Chân” có chức năng như một thanh chống có thể di chuyển, chống đỡ toàn bộ cơ thể. Bị đau ở lòng bàn chân báo hiệu cho bạn biết cơ thể đang phát sinh những biến chuyển nào. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu các vị trí đau lòng bàn chân để chăm sóc sức khỏe chủ động cho chính mình.
1. Các vị trí đau lòng bàn chân và những nguyên nhân phổ biến
Gan bàn chân
Ụ ngón chân
Nguyên nhân dẫn đến đau ụ ngón chân phổ biến là do các bài tập nặng, phần trước của bàn chân sẽ phải hấp thụ nhiều lực hơn.
Ngoài ra, việc thừa cân hoặc mang giày, dép không phù hợp (giày cao gót, giày quá chật, giày thể thao không có miếng đệm lót) cũng sẽ gây ra tình trạng đau ở phần ụ ngón chân.
U dây thần kinh Marton
Tình trạng này xuất hiện ở những người hay chạy bộ hoặc thường xuyên đi giày cao gót, cảm giác đau kiểu bỏng rát ở phần mũi chân ngay phía sau ngón 3 và ngón 4, cảm giác như có sỏi ở trong giày hoặc ngứa ran, tê ở ngón chân.
Nguyên nhân là do những dây thần kinh ở ngón chân phải chịu kích thích, áp lực hoặc chấn thương
Gót chân
Đây là phần trồi lên ở cuối bàn chân, nguyên nhân dẫn đến đau gót chân thường xuất phát từ viêm cân gan chân, gai xương gót chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại,…
Phần lớn nguyên nhân của các tình trạng trên là do giày dép, tư thế và dáng đi bị lệch, chấn thương hoặc biến dạng bàn chân.
Còn có thể do các bệnh lý tiềm tàng sâu hơn mà chỉ bằng phán đoán chủ quan thì không thể nhận ra. Trong trường hợp này, cần đi khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức mỏi chân hiệu quả
2. Cần làm gì khi bị đau lòng bàn chân
Như đã nói ở trên, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, thì những nguyên nhân phổ biến của việc đau lòng bàn chân thường xuất phát từ tuổi tác, vận động quá sức hoặc mang giày cao gót thường xuyên. Để cải thiện các tình trạng trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản và phù hợp tại nhà:
- Để bàn chân được nghỉ ngơi: đặc biệt là sau khi vận động. Có thể kết hợp chườm nước lạnh để các cơ bàn chân được thư giãn.
- Thay đổi giày: mang các đôi giày không hợp cỡ, hay quá sức sẽ khiến đôi chân của bạn biến dạng và dễ gặp tai nạn trong việc di chuyển. Vậy nên, cần chọn các đôi giày phù hợp, các đôi giày thể thao có đệm lót, hạn chế cao gót để đôi chân được thư giãn thường xuyên
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị khi bị đau lòng bàn chân. Dinh dưỡng đầy đủ còn có thể tăng độ dẻo dai của cơ, duy trì độ chắc khỏe của xương, chống viêm và làm dịu đi cơn đau buốt.
- Xoa bóp: thường xuyên xoa bóp nhẹ gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu, đả thông kinh mạch và làm giảm sự đau nhức, co cứng.
Xem thêm: Ngâm chân mỗi tối giúp giảm đau xương khớp, kéo dài tuổi thọ
Ngoài ra, theo nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Universitario La Paz ở Madrid (Tây Ban Nha), các dấu hiệu cảnh báo của biến thể COVID-19 mới còn có thể được phát hiện trên lưỡi, tay và chân như sưng lưỡi, cảm giác bỏng rất rát ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị mẩn đỏ. Như vậy, nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện thông thường kèm theo 3 dấu hiệu trên, cần báo cho cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cách ly và điều trị.
Như vậy, các vị trí đau lòng bàn chân là một loại thông báo của cơ thể, khi chúng ta lơ là với việc chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình. Việc sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc và tuổi thọ. Thay đổi thói quen – thay đổi cách sống – bảo vệ sức khỏe.
Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!