Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Mách bạn bí quyết giúp kiểm soát đường huyết ổn định

Lê Thanh Hiền 31/08/2022

Theo dõi chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng đối với người bị tiểu đường và cả những người đang có nguy cơ mắc tiểu đường để có thể kịp thời có hướng xử lý kịp thời. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, cũng như những biện pháp giúp duy trì đường huyết luôn ở mức ổn định!

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

chi so tieu duog bao nhieu la nguy hiem

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ , đường huyết lúc đói bình thường (đo vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống gì trong vòng 8 giờ ngoại trừ uống nước lọc) là dưới 100 mg/dL.

Chỉ số đường huyết lúc đói từ 100-125 mg/dL cho thấy tiền tiểu đường và chỉ số trên 125 mg/dL cho thấy đó là bệnh tiểu đường.

Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Theo công bố của Đại học Michigan, chỉ số đường huyết trên 300 mg/dL có thể gây nguy hại. Nếu bạn có hai hoặc nhiều lần liên tiếp có kết quả trên 300 mg/dL trong một lần đo, hãy liên hệ ngay với bác sĩ bởi vì trong những trường hợp nghiêm trọng, lượng đường trong máu quá cao (trên 300 mg/dL) có thể dẫn đến hôn mê.

  • Chỉ số đường huyết cao khi kết quả đo nằm trong khoảng từ 180 đến 250 mg/dL. Chỉ số đường huyết thấp khi kết quả đo dưới 70 mg/dL.
  • Mức đường huyết trên 250 mg/dL hoặc dưới 50 mg/dL được xem là nằm trong khoảng nguy hiểm và cần được điều trị cấp cứu y tế kịp thời.

>> Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Chỉ số đường huyết nào nằm trong ngưỡng an toàn?

Triệu chứng tăng đường huyết quá mức

chi so tieu duog bao nhieu la nguy hiem

Theo Web MD, nếu lượng đường huyết trong ở mức quá cao bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường
  • Đau đầu, đau cơ, mắt nhìn mờ
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
  • Cảm thấy đói hơn bình thường
  • Chân tê hoặc ngứa ran
  • Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường
  • Bị nhiễm trùng trên da hoặc các vết loét, vết thương khi bị cắt lâu lành hơn bình thường.

Nguy cơ khi không kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Theo Web MD, nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao trong thời gian quá dài có thể gây ra các vấn đề biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Mức đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể. Nếu đường huyết cao mất kiểm soát trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến một số hoặc tất cả những biến chứng sau:

  • Đau tim hoặc các vấn đề về tim mạch
  • Đột quỵ
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương mắt
  • Các vấn đề về da

Những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định

Theo Mayo Clinic (Hoa Kỳ) và Bens Natural Health, có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định, cụ thể bao gồm:

Chế độ ăn uống hợp lý

chi so tieu duog bao nhieu la nguy hiem

Tiểu đường ăn gì thay cơm? Một chế độ ăn kiêng đường hợp lý:

  • Sử dụng carbohydrat lành mạnh có trong các loại trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc và đậu
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, như sữa và pho mát.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi, giàu axit béo omega-3
  • Tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và Natri

Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất có thể có tác động tích cực trong việc giúp giảm đề kháng insulin và lượng đường trong máu.

Cơ bắp tiêu thụ đường để tạo năng lượng, do đó thường xuyên tập thể dục và tập luyện để tăng khối lượng cơ có thể giúp giảm đề kháng insulin và giảm lượng glucose máu.

>> Xem thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Duy trì cân nặng hợp lý

chi so tieu duog bao nhieu la nguy hiem

Thừa cân, béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm 5% trọng lượng cơ thể ở những người thừa cân hoặc béo phì làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 của họ.

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh việc giảm cân cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Uống thuốc theo chỉ dẫn

Nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề rối loạn dung nạp đường huyết cần phải sử dụng thuốc, thì việc uống đúng và đủ thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.

Nếu có bất cứ thay đổi đột ngột nào về tình trạng đường huyết và sức khỏe trong thời gian sử dụng thuốc, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh.

Chuẩn bị sẵn glucagon và đường có tác dụng nhanh

Nếu bạn đang dùng insulin để cho bệnh tiểu đường thì hãy chuẩn bị sẵn glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh, chẳng hạn như viên nén glucose hoặc nước cam để dự trữ chuẩn bị cho trường hợp không may lượng đường trong máu bị tụt xuống quá thấp.

Khóa học cho bạn: Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền

Từ trước đến nay phương pháp Đông Tây Y kết hợp vẫn luôn được quan tâm, vì Y học cổ truyền có rất nhiều kinh nghiệm và chỉ dẫn để giúp những người gặp phải tình trạng tiểu đường có thể phục hồi và duy trì sức khỏe về lâu dài.

Khóa học Online “Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền” sẽ giúp phòng ngừa được tiểu đường, kiểm soát chỉ số tiểu đường và duy trì sức khỏe tổng thể. Khóa học:

  • Được giảng dạy bởi Bác sĩ CKI Y học cổ truyền
  • Học bất cứ lúc nào bạn muốn
  • Được trao đổi trực tiếp tại diễn đàn cùng giảng viên

Mong rằng qua bài viết Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? đã giúp bạn có thêm cái nhìn toàn diện về vấn đề tiểu đường. Tham gia khóa học bạn sẽ nắm được những bí quyết dưỡng sinh và phương pháp chủ động giúp phòng ngừa những biến chứng của tiểu đường cũng như kiểm soát và duy trì đường huyết luôn ổn định, an toàn.

HOTLINE/Zalo hỗ trợ: 0966.000.643

Nguồn tham khảo:

  • Bens Natural Health / What Level of Blood Sugar is Dangerous?
  • Diabetes Strong / What Levels of Blood Sugar Are Dangerous?
  • Mayo Clinic (Hoa Kỳ) / Diabetic coma
  • Web MD / Dangers of Uncontrolled Blood Sugar

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.