Đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh cảnh báo bạn điều gì?

Lê Thanh Hiền 15/09/2022

Đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy, liệu đây có phải là dấu hiệu bình thường không? Nguyên nhân do đâu?

Tìm hiểu về đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh?

dau bung duoi am i nhung khong co kinh

Tình trạng đau bụng trước và trong kỳ kinh nguyệt xảy ra ở hầu hết ở nữ giới. Những cơn đau sẽ kéo dài từ 1-3 ngày, nguyên nhân là do trước khi rụng trứng, thành tử cung sẽ dày lên để đón trứng được thụ tinh. Trong quá trình làm bong thành tử cung, tử cung sẽ co lại để loại bỏ niêm mạc nhờ hormone prostaglandin. Hormone này vừa giúp co bóp tử cung, vừa gây ra các cơn đau.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh có thể là lời cảnh báo một số bệnh khác nhau như: u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,…

>> Xem thêm: Mách nhỏ các quý ông: Bạn gái bị đau bụng kinh nên làm gì?

8 nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh

Trường hợp 1: Quan hệ tình dục trong thời gian gần

dau bung duoi am i nhung khong co kinh
  • Mang thai: Khi có thai, trứng đã thụ tinh làm tổ ở thành của tử cung, bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới như đau bụng kinh. Trong trường hợp này, đi cùng với đau bụng dưới là các dấu hiệu mang thai như: buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực, đi tiểu nhiều,…
  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu có các triệu chứng như cơn đau xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ, đau mạnh ở một bên của bụng dưới, mức độ đau tăng dần mà không có kinh thì rất có thể là mang thai ngoài tử cung. Khi đó bạn nên đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.

Trường hợp 2: Do các vấn đề về kinh nguyệt

Nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên, thì bạn cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến cách điều hòa kinh nguyệt. Có thể kể đến những nguyên nhân sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Do căng thẳng, ăn ngủ không khoa học, ít vận động,..dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và đau âm ỉ bụng dưới nhưng không có kinh.
  • Tắc kinh: Đau bụng âm ỉ nhưng không có kinh còn do máu ra quá ít và nhỏ giọt, hay còn gọi là tắc kinh. Nguyên nhân của tình trạng tắc kinh là do trứng không rụng, trứng bị rối loạn trong quá trình phát triển, và cũng có thể do các bệnh lý như buồng trứng đa nang, tắc ống dẫn chứng, u xơ tử cung,…

>> Xem thêm: Vòng tuần hoàn kinh nguyệt thất thường? Cách điều hòa kinh nguyệt

Trường hợp 3: Thường xuyên đau bụng tới tháng nhưng không có kinh

dau bung duoi am i nhung khong co kinh
  • Lạc nội mạc tử cung: tình trạng các mô trong lòng tử cung tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung, làm tổn thương vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng và các mô ở sàn chậu. Các mô này cũng bị bong và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng máu có thể không chảy ra ngoài mà bị tích lại.
  • U nang buồng trứng: đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp và có thể gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến bạn đau bụng kinh nhưng không ra máu
  • Đa nang buồng trứng: là tình trạng dư thừa hormone androgen trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc, tăng cân và nhạy cảm với insulin
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp

>> Xem thêm: Nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt – Mức độ nguy hiểm tiềm ẩn và biện pháp khắc phục

Các phương pháp khắc phục tình trạng đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng chậm kinh hoặc đau bụng dưới mà không có kinh

  • Ăn các thực phẩm giàu vitamin C, dứa, gừng, nghệ giúp kinh nguyệt ra nhanh
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe
  • Tránh làm việc căng thẳng
  • Hạn chế đồ có cồn, rượu, bia,…

Giải pháp điều hòa kinh nguyệt an toàn

Khóa học “Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động” được thiết kế và giảng dạy bởi Bác sĩ CKI Y học cổ truyền Lê hải. Tại khóa học, bạn sẽ được:

  • Hỗ trợ các tuyến nội tiết hoạt động hài hoà, cân bằng, ổn định hơn theo nguyên lý tự nhiên
  • Giảm triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng khi đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Từng bước điều hòa lại chu kì kinh nguyệt được đều đặn hơn
  • Nâng cao sức khỏe toàn diện.

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966 000 643

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.