Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường, vị trí nào sẽ có nguy hiểm?

Lê Thanh Hiền 17/07/2022

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là chị em lại thường phải vật lộn với các cơn đau xuất hiện liên tiếp ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy đau bụng kinh ở vị trí nào sẽ nguy hiểm, vị trí nào bình thường? Làm sao để xác định chính xác các vị trí đau bụng kinh có? Có biện pháp nào giảm đau an toàn, dễ thực hiện mà lại hiệu quả tại nhà không? Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn có biết đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?

Đau bụng kinh ở vị trí nào

Vị trí đau bụng kinh bình thường nằm ở vùng bụng dưới rốn (vùng hạ vị). Do vị trí này bao bọc các cơ quan sinh sản của phái nữ như âm đạo, buồng trứng, tử cung, vòi trứng dẫn tới cơn đau thường xuất hiện tại vùng này.

Nguyên nhân đau bụng kinh là do trong giai đoạn này cơ thể sản sinh ra nhiều hormone Prostaglandin (PG). Bên cạnh đó, trong quá trình đẩy máu kinh ra bên ngoài, lực co thắt tử cung cũng là nguyên nhân gây đau ở phần dưới bụng.
Ngoài ra, cơn đau còn thường lan xuống đùi hoặc sau lưng gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Thông thường, 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến phái nữ đau nhất rồi giảm dần vào những ngày cuối.
>> Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

Đau bụng kinh ở vị trí nào gây nguy hiểm đối với cơ thể người phụ nữ?

Đau bụng kinh ở vị trí nào

Trong thời kỳ kinh nguyệt cũng là lúc cơ thể nhạy cảm và cần được chú ý chăm sóc nhiều nhất. Nếu như cơn đau bụng kèm theo một số dấu hiệu “lạ” như:

  • Cơn đau dữ dội khiến cơ thể quằn quại hoặc thậm chí không chịu được phải sử dụng thuốc giảm đau
  • Cơn đau kéo dài bất thường dù chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc
  • Lượng máu kinh không đều, chu kỳ kinh nguyệt thất thường và các cơn đau ở vị trí lệch sang phải hoặc trái so với vị trí bình thường.
  • Ngoài đau bụng còn kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu,…
  • Xuất hiện cục máu, máu đen bất thường

Nếu các triệu chứng này kéo dài qua và lập lại qua các tháng thì có thể chị em đang có nguy cơ đối diện với tình trạng nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu (PID), lạc tuyến nội mạc tử cung.
>> Đọc thêm: Kinh nguyệt bất thường – Vì sao không nên chủ quan?

Làm cách nào để giảm đau bụng kinh nhanh tại nhà?

Đau bụng kinh ở vị trí nào

Trước tiên chị em xác định chính xác mình đau bụng kinh ở vị trí nào, sau đó có thể áp dụng một số cách đơn giản và dễ thực hiện tại nhà như chườm nóng vị trí đau bằng túi chườm, chai thủy tinh bọc vải đựng nước nóng, túi sưởi,… Hoặc thái một vài lát gừng tươi và đắp trực tiếp lên vùng đau khoảng 10 phút và massage nhẹ nhàng. Ngoài ra chị em có thế sử dụng một vài đồ uống có tác dụng giảm đau nhanh và an toàn như trà gừng, trà quế, trà gừng mật ong, nước sắc ngải cứu, nước nghệ đen,…
Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng trong những ngày này. Chị em nên hạn chế ăn những loại thực phẩm lạnh mà nên lựa chọn những thực phẩm ấm nóng, giàu protein và chất xơ. Đồng thời chị em không nên ăn các loại gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt,… và uống các đồ uống nhiều chất kích thích như rượu, bia, cafe,….
>> Đọc thêm: Đau bụng kinh thì nên làm gì? 7 cách đơn giản giúp vượt qua những ngày đèn đỏ

Khóa học chủ động chăm sóc điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn tại trung tâm VMC

Kinh nguyệt chính là chỉ số thể hiện rõ nét tình trạng sức khỏe của phái nữ từ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan nội tạng, sự lưu thông của hệ thống kinh mạch, cân bằng âm dương và ổn định cảm xúc. Điều hòa kinh nguyệt chủ động là cách tốt nhất để chị em sở hữu một cơ thể căng tràn sức sống. Khóa học này không chỉ giúp chị em có cái nhìn toàn diện về sức khỏe mà còn giúp chị em thực hành những bài tập được đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của các danh y Y học cổ truyền trong việc chủ động điều hòa kinh nguyệt. Tham gia khóa học chị em sẽ được:

  • Tìm hiểu cách điều hòa kinh nguyệt qua bộ huyệt đặc hiệu
  • Phương pháp xoa bóp đơn giản, hiệu quả cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
  • Cách điều hòa cảm xúc dựa trên nguyên lý Y học cổ truyền
  • Những bài thuốc, món ăn giúp dưỡng huyết điều kinh, hoạt huyết

Để tìm hiểu, đăng ký khóa học “Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động”, bạn vui lòng đăng ký tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mong rằng qua bài viết “Đau bụng kinh ở vị trí nào” có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về sức khỏe cũng như tìm được giải pháp phù hợp giảm đau trong những ngày đèn đỏ.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.