Đau gót chân đang cảnh báo bạn điều gì về các vấn đề về sức khỏe

Lê Thanh Hiền 11/03/2022

Việc bị đau gót chân sẽ gây ra rất nhiều phiền toái trong việc đi đứng và hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã biết về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau gót chân, hay việc này có tiềm tàng những nguy cơ gì về vấn đề sức khỏe. Hãy cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, đau gót chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào hay bị đau nhất?

1. Đau gót chân có những triệu chứng nào?

Gót chân dù chỉ là một bộ phận nhỏ của bàn chân, nhưng nó lại chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và đi lại được dễ dàng hơn. Những cơn đau có thể xuất hiện ở mặt dưới hoặc mặt sau gót chân, bị đau nhói, đau tăng lên khi thay đổi tư thế, động tác từ nằm hay ngồi lâu sang đứng. Đặc biệt, tình trạng đau thường xảy ra vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy, và có dấu hiệu giảm dần khi vận động, tập thể dục nhẹ. 

Bạn cũng có thể bị đau khi đứng quá lâu, hoặc va chạm chấn thương, tuy nhiên, đau gót chân còn là biểu hiện của một số các vấn đề nguy hiểm hơn thế. 

Xem thêm: Các vị trí đau lòng bàn chân và những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

2. Ai dễ bị đau gót chân?

Một phần ba người trên 65 tuổi thường dễ gặp phải tình trạng đau gót chân nhất, gây mất cân bằng và làm tăng nguy cơ té ngã. Tuổi tác lớn, thì các khớp, xương và đệm sẽ bị thoái hóa dần, đặc biệt các miếng đệm bảo vệ gót chân dễ bị mòn và làm giảm khả năng hấp thụ sốc.

Ngoài ra, các vận động viên, đặc biệt là các vũ công ballet cũng thuộc nhóm người có nguy cơ gặp phải đau gót chân, vì cường độ luyện tập, cũng như sự đặc thù trong việc luyện tập của họ.

Bên cạnh đó, những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng thường xuyên, béo phì và mang thai có thể làm tăng áp lực lên gót chân và gây đau. Cấu trúc bàn chân phẳng cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến gót chân, gây ra tổn thương và đau nghiêm trọng.

3. Đau gót chân có nguy hiểm không, vì sao lại bị đau gót chân

Viêm gân gót chân (Gân achilles)

Đau gót chân có nguy hiểm không

Gân gót chân, hay gân achilles là loại gân dài và dày nhất ở người, nằm ở cuối cơ bắp chân và gót chân. Viêm gân gót chân là tình trạng loại gân này bị thoái hóa, thường xảy ra ở những người phải chịu áp lực đi lại, hoặc do tăng cường độ tập luyện đột ngột trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, gân gót chân có nguồn cung máu rất hạn chế, nên việc thiếu máu cũng sẽ gây ra tình trạng thoái hóa. 

Cơn đau được gây ra bởi gân gót chân thường là những cơn đau thắt hoặc đau rát khó chịu ở phía trên xương gót chân. Ngoài ra, có thể sẽ bị sưng nhẹ xung quanh gân, căng cứng gót chân và bắp chân vào mỗi sáng.

Xem thêm: Vị trí 108 huyệt đạo trên cơ thể và cơ chế tự bấm huyệt tay, chân tại nhà

Viêm cân gan chân

Tình trạng này thường xảy ra ở những người từ 40 – 60 tuổi, khi dây chằng gan bàn chân bị kéo dài qua vòm bàn chân quá mức khi gập hoặc duỗi, các vết rách nhỏ có thể xuất hiện trong mô và dây chằng thì bị viêm. Khi bạn làm các những công việc phải đi bộ hoặc đứng quá nhiều, chạy tập thể dục. thi đấu, mang giày dép đệm kém hoặc bị béo phì, thì nguy cơ bị viêm cân gan chân sẽ càng cao hơn.

Viêm cân gan chân gây ra những cơn đau dữ dội, đau nhói ở gót chân. Nếu kéo dài có thể dẫn đến gai xương gót chân.

Hội chứng đường hầm cổ chân/ống cổ chân

Tình trạng này gây ra các cơn đau rát dọc phía bên trong mắt cá và lòng bàn chân vào mỗi sáng, thường do chèn ép dây thần kinh chày sau dẫn đến đau hoặc rối loạn cảm giác, chẳng hạn như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân, dễ bị nhầm với viêm cân gan chân. Hội chứng ống cổ chân có thể bị gây ra bởi chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính hoặc do đi giày dép rộng

Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là một đáp án khác cho câu hỏi “Đau gót chân có nguy hiểm không?”

Bao hoạt dịch gót chân là một túi chứa dịch lỏng ở các vị trí thường xuyên cử động xung quanh gót chân, bị viêm do vi khuẩn.

Khi đó, người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót chân bị đỏ hoặc nóng và đau gót chân mỗi sáng, chiều hay bất cứ khi nào cử động.

Viêm khớp phản ứng

Đau gót chân có nguy hiểm không

Đau gót chân có thể là biểu hiện bệnh viêm khớp phản ứng, hay còn lại là viêm khớp vô khuẩn. Tình trạng này  được xác định là do một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục hoặc được tiêu hóa. Tuy nhiên cũng có khoảng 20% các trường hợp viêm khớp phản ứng không tìm được nguyên nhân.

Đây là một dạng viêm khớp gây đau đớn do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn, được xác định xảy ra ở những người trong độ tuổi 20-40, thường ở nam giới.

Gãy xương, thiếu máu

Gãy xương liên quan nhiều đến vận động quá sức, lặp đi lặp lại việc luyện tập, hoạt động với cường độ cao gây sức ép lên gót chân.

Gót chân rất khan hiếm nguồn cung cấp máu, nên khi thiếu máu, tình trạng đau gót chân cũng có thể xảy ra.

Nhìn chung, hầu hết các nguyên nhân trên bạn đều không nên tự điều trị tại nhà, mà nên tìm gặp các bác sĩ có chuyên môn để chấm dứt ngay tình trạng này, hạn chế tối đa những hậu quả lâu dài về sau. Khi phát hiện bị đau gót chân trong một khoảng thời gian, bạn cần ưu tiên nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, hoặc chườm túi đá vào vùng gót chân, không đi chân đất, chọn tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; lựa chọn những đôi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép dạng chỉnh hình

Để biết thêm những thông tin chi tiết về cách trị đau mỏi cổ vai gáy của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin liên lạc tại đây, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.