Diệp hạ châu – viên ngọc núp dưới lá xanh đem lại những công dụng gì?

admin 09/03/2022

Diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. Et Thonn) là một cây thuốc tính mát và có nhiều công dụng trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến gan, viêm da, viêm họng. Hãy cùng Trung tâm VMC chúng tôi tìm hiểu, Diệp hạ châu là cây gì, có những tác dụng gì, và những ai không nên sử dụng loại thảo dược này

1. Diệp hạ châu là cây gì?

Diệp hạ châu là cây gì

Mô tả: Diệp hạ châu là cây gì

Diệp hạ châu (quả dưới lá), hay có những tên khác là cây chó đẻ, cây chó đẻ, cỏ trân châu, rút đất, lão nha châu,… thuộc họ Thầu Dầu, là một loại cỏ mọc hàng năm, có thể cao từ 10-40cm, có nhiều cành nhỏ, cuống lá rất ngắn.

Lá cây mọc so le sít nhau, xếp 2 dãy đều dạng như cánh kép lông chim, đầu lá hơi tù, hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên sẫm màu hơn.

Hoa mọc có màu trắng ở kẽ lá, đơn tính, không có cánh hoa, màu sắc hơi nhạt. Quả nang có hình cầu, nhẵn và hơi dẹt, nằm bên dưới lá, nên mới gọi là Diệp hạ châu.

Phân bố

Diệp hạ châu có nguồn gốc xa xưa nhất ở vùng nhiệt đới bên Nam Mỹ,  hiện nay được phát hiện rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở châu Á, Diệp hạ châu phân bố tại các nước như: Ấn độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Tại Việt Nam, loài cây này được tìm thấy rải rác khắp các nơi dọc các tỉnh từ vùng đồng bằng, ven biển đến các đảo lớn hay những tỉnh trung du và miền núi.

Mùa hoa của cây vào tháng 4–6, còn mùa quả thường rơi vào khoảng tháng 7–9. Cây có thể thu hái được quanh năm. Người thu hoạch sẽ chỉ sử dụng phần trên của cây, bỏ phần rễ. Phần lấy được có thể dùng tươi hoặc phơi khô, tùy theo mục đích sử dụng hoặc mức độ cần thiết. Khi phơi khô sẽ có màu nâu sẫm,  cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, đặc biệt  tránh sâu bọ, mọt và côn trùng.

Xem thêm: Tinh hoa của Y học cổ truyền, Hoàng Kỳ đến nay đã được ứng dụng như thế nào?

2. Những tác dụng mà Diệp hạ châu mang lại

Diệp hạ châu là cây gì

Diệp hạ châu đã được sử dụng làm thuốc từ hơn 2000 năm nay. Hiện nay, loại cây này được nghiên cứu rất nhiều để ứng dụng và sản xuất các loại thuốc phù hợp. 

Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh có trong Diệp hạ châu. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin nhờ sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol).

Theo y học cổ truyền, Thảo dược diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, lợi tiểu và thông huyết mạch, các chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, và cải thiện tình trạng vàng da, nổi mề đay.

Theo những nghiên cứu cho thấy, loại cây này còn có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ gan và cải thiện các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu sơ bộ cũng thấy rằng Diệp hạ châu cũng có một số tác dụng đối với người bị viêm gan B, tuy nhiên tác dụng không rõ ràng và chưa thực sự ấn tượng.

Ngoài ra, người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc cũng thường dùng Diệp hạ châu cho các chứng lở loét, mụn nhọt, đinh râu, rắn cắn. Người Ấn còn dùng để trị ho, viêm phế quản, lao,…

Trong dân gian, người ta sử dụng Diệp hạ châu để trị viêm da, lở ngứa, cũng có thể dùng để trị tưa lưỡi (giã tươi, lọc lấy nước bôi lên lưỡi) cho trẻ em.

Xem thêm: Nhiều nhưng không mất giá trị, cây cỏ xước có tác dụng gì trong Đông Y?

3. Khuyến cáo khi sử dụng Diệp hạ châu

Liều lượng: 

– Nếu dùng để uống, chỉ nên dùng khoảng từ 20-40g cây tươi hoặc 8-9g dưới dạng khô.

– Nếu là bôi ngoài da thì không cần giới hạn liều lượng.

Tuyệt đối không nên dùng cho phụ nữ có thai, vì trong Diệp hạ châu có chứa nhiều chất có thể gây sảy thai.Trẻ em dưới 2 tuổi cũng không nên sử dụng.

Những người có tính hàn (lạnh bụng, đại tiện lỏng, đầy bụng khó tiêu,…) không nên dùng, vì thảo dược có tính mát, sẽ làm tình trạng trở nặng hơn.

Những người huyết áp thấp không nên dùng, vì Diệp hạ châu cũng có tác dụng trong hạ đường huyết và hạ áp, nên sẽ gây tình trạng chóng mặt, buồn nôn với người bị huyết áp thấp.

Thảo dược có thể sẽ có một số tương tác không tốt với thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng, nên bạn cần tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến các y bác sĩ trước khi dùng kết hợp để sử dụng hợp lý.

Trong quá trình sử dụng nếu có các triệu chứng bất thường, thì bạn cần ngưng ngay và đi khám để được cho lời khuyên tốt nhất.

Mong rằng qua bài viết “Diệp hạ châu là cây gì” sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loại thảo dược quen thuộc này.

Để biết thêm những thông tin chi tiết về cách làm trắng da của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin liên lạc tại đây, hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.