Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn có nguy hiểm không?

admin 20/10/2021

Tình trạng đầu bị đổ mồ hôi khi ngủ không chỉ có ở trẻ em mà còn xuất hiện cả ở người lớn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Nhiều người bị đổ mồ hôi quá nhiều dẫn đến giật mình tỉnh giấc trong đêm, khiến cho một ngày làm việc kém hiệu quả. Việc thiếu ngủ cũng làm cho sức khỏe kém đi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn, liệu nó có nguy hiểm không? 

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn?

đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Đổ mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi bạn tập thể dục hoặc khi nhiệt độ cơ thể tăng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi để làm mát da. Khi các cơ căng thẳng hoặc khi xấu hổ, sợ hãi, tức giận, cơ thể cũng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, ở một số người, cơ chế kích thích tiết mồ hôi sẽ không dừng lại ở tay, nách hoặc bàn chân và vùng đầu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn là do rối loạn chức năng hệ thần kinh hoặc do di truyền. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những phiền toái trong sinh hoạt của chúng ta.

Xem thêm: Thiền định 15 phút mỗi ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ

Tác dụng phụ của thuốc bạn đang dùng

đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Một số loại thuốc dùng để điều trị tâm thần có thể gây đổ mồ hôi. Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thực phẩm chức năng cũng có thể gây ra chứng đổ mồ hôi khi ngủ ở người lớn. 

Thay đổi nồng độ hormone

đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Nhiều người đổ mồ hôi thường xuyên hơn trên đầu và vùng mặt khi mang thai hoặc mãn kinh. Tình trạng gia tăng tuyến giáp cũng có thể khiến người lớn bị đổ nhiều mồ hôi, thậm chí toát cả mồ hôi hột.

Các vấn đề về tim mạch

vấn đề tim mạch

Các vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến cơ thể bị ra mồ hôi nhiều. Nguyên nhân là khi tim có vấn đề, cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, gây đổ mồ hôi. Những người bị đổ mồ hôi nhiều cũng có nguy cơ đột quỵ cao so với người bình thường. Khi gặp các vấn đề về tim mạch, cơ thể bị đổ mồ hôi và có thể kèm theo chóng mặt, đau ngực hoặc khó hoạt động thể chất.

Xem thêm: Bảo vệ trái tim khỏe mạnh trong thời kỳ đại dịch như thế nào?

Tổn thương hệ thần kinh

Parkinson

Những người mắc Parkinson giai đoạn đầu (là một rối loạn thoái hóa lâu dài của hệ thần kinh trung ương) thường bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Việc mắc các vấn đề khác về sức khỏe như ung thư, lao phổi, nhiễm trùng nặng hoặc tổn thương tủy sống cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh và gây đổ mồ hôi.

Phải làm sao khi bị đổ mồ hôi đầu lúc ngủ?

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước

Nhiều người nghĩ rằng việc uống nhiều nước hơn sẽ làm cho mồ hôi bị đổ nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế, nước giúp cơ thể duy trì nhiệt độ, làm mát cơ thể khiến bạn không bị nóng và đổ mồ hôi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo những người bị ra mồ hôi nhiều nên uống khoảng 1,5-2 lít một ngày.

Sử dụng các loại thực phẩm giúp giảm tiết mồ hôi

đổ mồ hôi đầu

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Trứng, cá, thịt, bơ, đậu Hà Lan, khoai lang, cà rốt hay thực phẩm chứa nhiều canxi, magie như sữa chua, rau cải chân vịt, phô mai giúp cơ thể đối phó với căng thẳng và lo lắng, có tác dụng ngăn chặn mồ hôi tiết ra.

Dầu oliu

đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn. Dầu ô liu cũng là một chất béo lành mạnh giúp giảm cholesterol và huyết áp – hai tác nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi.

Tránh một số loại thực phẩm gây ra mồ hôi nhiều

tỏi gây đổ mồ hôi nhiều

Một số loại thực phẩm có thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn. Do đó, bạn nên loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của mình. Chúng bao gồm thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc thức ăn được chế biến có nhiều tỏi.

Tỏi là thực phẩm đầu tiên cần tránh đối với người bị ra mồ hôi nhiều bởi hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành methyl sulfide. Methyl sulfide không được tiêu hóa mà được thông qua máu, sau đó đến phổi và da, cuối cùng được bài tiết ra ngoài qua mồ hôi. Tỏi không chỉ làm cho mồ hôi tiết ra có mùi mà hơi thở cũng có mùi khó chịu khi ăn thực phẩm này.

Hành tây: Vị cay, hăng của hành tây giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra hiệu quả hơn. Hành tây cũng giúp sưởi ấm cơ thể, khiến nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi.

Đồ uống chứa Caffein: như cà phê, trà, ca cao, … làm tăng huyết áp, nhịp tim khiến cơ thể sẽ nóng lên và ra nhiều mồ hôi hơn.

Rượu: Rượu làm các mạch máu trong cơ thể giãn ra, làm cơ thể nóng lên. Từ đó, mồ hôi cũng bị tiết ra mồ nhiều hơn.

Thực phẩm cay: Những thực phẩm có ớt, tiêu hay mù tạt chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng cảm nhận được vị nóng bừng từ trong cơ thể, từ đó tuyến mồ hôi được kích hoạt nhanh chóng.

Qua những bài viết trên của Trung tâm VMC, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn.

Để xem thêm bản tin sức khỏe, tìm hiểu cũng như đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại website hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.