Huyệt Thương Khâu: Vị trí, tác dụng và những lưu ý chuẩn khoa học
admin 04/03/2023
Ngày nay Y học cổ truyền đang dần trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả, an toàn mà nó mang lại. Huyệt Thương Khâu là một trong những huyệt đạo rất được quan tâm bởi hiệu quả và những lợi ích về sức khỏe đối với cơ thể đã được chứng minh. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt để hiểu rõ hơn về những lợi ích sức khỏe mà huyệt vị này mang lại nhé!
1. Huyệt Thương Khâu là gì?
Huyệt Thương Khâu hay còn gọi là huyệt Thương Khưu, huyệt Thương Kheo (Ký hiệu: SP5 – Shangqiu) thuộc kinh Tỳ của kinh Chân Thái Âm.
Đây là một huyệt vị quan trọng thuộc hệ thống 108 đại huyệt đạo trọng yếu của cơ thể (Cơ thể con người có tổng cộng 361 huyệt). Theo các nhà nghiên cứu, tên huyệt vị này có thể được bắt nguồn từ Thương trong chữ Phế, mà theo y học cổ truyền thì Phế chính là con của Tỳ. Thêm vào đó, vì nằm cạnh huyệt Khâu Khư mà huyệt vị này được gọi là Thương Khâu.
Theo các văn thư cổ ghi chép lại thì Huyệt Thương Khâu có nguồn gốc từ Thiên Bản Du và nó chính là huyệt thứ 5 của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả. Huyệt vị này cũng được sử dụng khi châm cứu và có tác dụng hỗ trợ cải thiện một số chứng đau xương khớp hoặc cơ co thắt trong vùng kinh Tỳ.
Dù có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhưng tương tự như nhiều huyệt vị khác trên cơ thể, muốn tận dụng được tối đa hiệu quả của Thương Khâu huyệt thì cần phải tìm được đúng vị trí huyệt đạo trên cơ thể.
2. Xác định vị trí của huyệt Thương Khâu trên cơ thể
Dù có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhưng tương tự như nhiều huyệt vị khác trên cơ thể, muốn tận dụng được tối đa hiệu quả của Thương Khâu huyệt thì cần phải tìm được đúng vị trí huyệt đạo trên cơ thể.
Theo Acupuncture Nepal và Traditional Chinese Medicine Wiki, huyệt Thương Khâu nằm ở mặt trong của mắt cá chân, tại chỗ lõm nằm ở giao điểm của các đường thẳng vẽ dọc theo bờ trước và bờ dưới của mắt cá trong. Hoặc cách đơn giản hơn để xác định, bạn có thể tìm đến chỗ trũng đầu dưới mắt cá trong xương chày, nó nằm giữa phần lồi củ của xương thuyền và đầu của mắt cá trong.
Muốn biết đã xác định đúng hay không, bạn chỉ cần nhìn huyệt vị từ trên cao sẽ thấy gân cơ chân sau nằm gần khe của khớp gót chân, sên và thuyền.
Thần kinh vận động cơ của huyệt vị này là phần của dây chằng chân sau. Vùng này được điều khiển bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
>> ĐỌC THÊM: Vị trí 108 huyệt đạo trên cơ thể và cơ chế tự bấm huyệt tay, chân tại nhà
3. Lợi ích sức khỏe của huyệt Thương Khâu đối với cơ thể
Theo các thông tin tổng hợp từ Acupuncture Nepal, Traditional Chinese Medicine Wiki, Master Tung’s Acupuncture và Peak Massager, Thương Khâu Huyệt có tác dụng thương truật bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tạng Tỳ, tiêu thấp trệ, trừ đàm và giảm đau. Do đó khi kích thích huyệt này bằng các tác động xoa bóp bấm huyệt có thể sẽ mang đến tác dụng tích cực đối với các chứng:
- Đầy bụng, trướng bụng, tiêu chảy, táo bón, vàng da
- Viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ, chức năng tiêu hóa kém
- Đau vùng hạ vị, đau lưỡi, đau khớp cổ chân
- Có lợi cho gân và xương và các chứng rối loạn cục bộ như đau ở bàn chân và mắt cá chân
- Co thắt cơ chân, khớp cổ chân và các vấn mô mềm xung quanh, nấm da chân
- Làm dịu tinh thần, thư giãn tâm hồn, xua tan mệt mỏi lo âu.
>> ĐỌC THÊM: Hướng dẫn cách bấm huyệt làm chậm lão hóa, dưỡng nhan và chống lão hóa hiệu quả
4. Cách bấm và phối hợp với các huyệt vị khác
Khi đã xác định được vị trí chính xác của Thương Khâu huyệt thì dùng ngón trỏ hoặc ngón cái tiến hành day bấm huyệt từ 1-3 phút, có thể day cả 2 huyệt cùng một lúc tại hai chân bằng hai ngón cái, thực hiện mỗi ngày từ 3 đến 5 lần.
Theo Peak Massager, một số cách phối hợp huyệt vị sau đây sẽ làm tăng tác dụng cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp:
- Phối hợp với huyệt Khí Hải và huyệt Túc Tam Lý sẽ có tác dụng đối với các chứng: đầy bụng, đại tiện ra máu;
- Phối hợp với huyệt Khúc Mấn để cải thiện chứng cấm khẩu;
- Phối hợp với huyệt Âm Lăng Tuyền (Yin Ling Quan), huyệt Khúc Tuyền (Qu Quan) và huyệt Âm Cốc (Yingu) sẽ có tác dụng làm dịu gan và điều hòa Qi, đau vùng thượng vị và đầy bụng;
- Thương Khâu huyệt phối hợp với huyệt Giải Khê và huyệt Khâu Khư để cải thiện chứng chân đau cơ bắp;
- Phối hợp với huyệt Tam âm giao có tác dụng bổ tỳ ích khí, cải thiện chứng tỳ hư táo bón;
- Phối hợp với huyệt Phục Lưu để cải thiện chứng trĩ nội;
- Phối hợp với huyệt Thiên Xu và huyệt Âm Linh Tuyền có tác dụng kiện tỳ ích khí, tiêu thấp, cải thiện chứng tiêu chảy, đầy bụng.
>> ĐỌC THÊM: Huyệt Phong môn
5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng phương pháp bấm huyệt
- Bấm huyệt là biện pháp hỗ trợ trị liệu, cần khoảng thời gian nhất định để thu được kết quả do đó bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.
- Không sử dụng phương pháp bấm huyệt trên đối tượng phụ nữ có thai vì có thể gây những ảnh hưởng không mong muốn đến thai nhi và người mẹ.
- Không sử dụng biện pháp bấm huyệt trên đối với người đang quá đói hoặc vừa ăn quá nó vì có thể gây kích thích và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Không thực hiện các thao tác xoa bóp, bấm huyệt, tác dụng lực lên vùng da đang có vết thương ngoài da, bị tổn thương, lở loét vì có thể làm tình hình vết thương chuyển biến xấu đi.
- Không thực hiện bấm huyệt trên người vừa sử dụng rượu bia và các chất kích thích vì có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn đối với thần kinh và sức khỏe.
Để đảm bảo sức khỏe tốt và đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần kết hợp phương pháp bấm huyệt với chế độ ăn lành mạnh, hoạt động thể chất hợp lý, nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
Nguồn tham khảo:
- Acupuncture Nepal / Shangqiu SP5 : Nomenclature, Location, Functions, Indications
- Traditional Chinese Medicine Wiki / SP5
- Master Tung’s Acupuncture / Shangqiu
- Peak Massager / SHANGQIU ACUPOINT: SPLEEN 5 OR SP 5 ACUPUNCTURE POINTS