Khuyến khích phát triển y học cổ truyền trong tương lai
admin 06/01/2021
Nắm bắt được xu hướng này, nhiều thí sinh đã rất nhanh nhạy khi lựa chọn ngành Y học cổ truyền để theo học đại học, cao đẳng. Có lẽ cũng vì thế mà nghề Bác sĩ Y học cổ truyền được xem là rất “có giá”.
Xem thêm: Tuyển sinh Y sỹ Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh
“Phủ sóng” rộng rãi trong tương lai
Báo cáo cho thấy, trong vòng 10 năm qua hệ thống chăm sóc sức khỏe y dược cổ truyền đã được mở rộng và phát triển ở tất cả các tuyến. Đối với hệ thống bệnh viện, đến năm 2018, tổng số bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh là 58/63 (trong đó có 3 tỉnh có hai bệnh viện, 7 tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền).
Hệ thống khoa và tổ y học cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cũng tăng lên (năm 2008 là 77,4%, năm 2013 là 84,44%, năm 2018 là 82,3%). Số giường bệnh cho y học cổ truyền tăng gấp hai lần so với năm 2008. Tuy nhiên tỷ lệ giường bệnh cho y học cổ truyền so với tổng số giường bệnh chung của tuyến tỉnh có xu hướng giảm đi.
Tại tuyến y tế cơ sở, công tác y dược cổ truyền dần được củng cố. Đến năm 2018, tỷ lệ các trạm y tế xã triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền tăng 23,99% so với năm 2008. Tỷ lệ các xã đã triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền được thanh toán BHYT đạt 70,18%, các trạm y tế xã có vườn thuốc mẫu đạt 88,87%.
Trong hệ thống chính sách khám chữa bệnh y dược cổ truyền tư nhân, các loại hình dịch vụ y dược cổ truyền khối tư nhân đã đa dạng hơn và không ngừng tăng về số lượng, đa dạng các loại hình như bệnh viện y học cổ truyền tư nhân, các phòng chẩn trị y học cổ truyền, các cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền, cơ sở bán buôn dược liệu…
Việc đầu tư nguồn lực cho y dược cổ truyền chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; các quy định hiện hành đã xuất hiện những hạn chế nhất định đối với sự phát triển của y dược cổ truyền. Nhiều văn bản đang dừng ở mức độ “chủ trương,” “đường lối” chứ chưa có những quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng gặp khó trong tuân thủ, thực hiện…
Khuyến khích trồng dược liệu
Đến nay, chất lượng khám chữa bệnh y học cổ truyền vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong một số cơ sở còn hình thức, lợi thế của y dược cổ truyền chưa phát huy tốt.
Hiện dược liệu dùng cho sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn còn nhiều loại chưa đảm bảo chất lượng, phần lớn dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam là nhập khẩu, đa số lại nhập theo con đường tiểu ngạch khó đạt tiêu chuẩn để làm thuốc. Tình hình dược liệu vận chuyển lậu đang diễn biến phức tạp, ngoài số dược liệu không rõ nguồn gốc thì hiện người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ sử dụng các loại dược liệu kém chất lượng, giả…
Phấn đấu 100% sở y tế có bộ phận chuyên trách về y dược cổ truyền. Chú trọng phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đào tạo nhân lực y dược cổ truyền từ Trung ương đến địa phương, phấn đấu năm 2018 có thêm 2 tỉnh, thành phố có bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh.
Theo đó, đến năm 2018 tuyến Trung ương đạt 10%; tuyến tỉnh đạt 15%; tuyến huyện đạt 20% và tuyến xã đạt 35%. Ngành đáp ứng đủ dược liệu, thuốc y học cổ truyền thiết yếu và chủ yếu đạt chất lượng theo quy định cho các cơ sở khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền.
Nhu cầu nhân lực ngành y rất lớn
Các Giáo sư, tiến sĩ tại Bộ y tế cho biết, hiện nay nhu cầu việc làm và tìm việc ngành y đang gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, vấn đề đào tạo vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động đề ra. Việt Nam mỗi năm đều gia tăng dân số rất đông, chính vì vậy mọi người ngày càng quan tâm đến nhu cầu sức khỏe và khám chữa bệnh nhiều hơn. Chưa kể đến việc các trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân đang phát triển nên sự phân bố lực lượng lao động chưa đồng đều. Nhiều nơi thiếu số lượng lớn các bác sĩ, y tá, điều dưỡng,…..
Bộ trưởng Y tế nhận định, đã có hơn 120 nước trên thế giới sử dụng y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tại Việt Nam, tới đây nhu cầu về chăm sóc sức khỏe y học cổ truyền sẽ là một lựa chọn ưu tiên của nhiều đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mới nổi, bệnh khó chữa. Với chính sách “người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam”, y học cổ truyền phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chú trọng phát triển dược liệu “made in Vietnam”, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ y tế cao… và đặc biệt cần tăng cường hợp tác quốc tế để đưa các dịch vụ y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới.