Làm thế nào để hết hôi miệng? 5 mẹo nhỏ cải thiện hôi miệng hiệu quả tại nhà

Lê Thanh Hiền 21/04/2023

Hôi miệng là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân gây hôi miệng có thể do sức khỏe răng miệng không tốt, chải răng không đúng cách, hôi miệng do vi khuẩn gây ra. Đôi khi còn do thức ăn bị mắc trong răng… Vậy, làm thế nào để hết hôi miệng? Mọi người hãy theo dõi ngay nhưng thông tin chia sẻ dưới đây để có cách chăm sóc sức khỏe chủ động nhé!

1. Hôi miệng là như thế nào?

lam the nao de het hoi mieng
Làm thế nào để hết hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng có mùi hôi từ miệng khi thở hoặc nói ra. Hôi miệng thường là do vi khuẩn trong miệng phân hủy các chất thức ăn và tạo ra các hợp chất có mùi khó chịu. Hoặc có thể do các vấn đề khác như chứng viêm nướu, sâu răng, tiêu chảy. Và hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe gan, viêm xoang, tiểu đường, và rối loạn tiêu hóa.

Việc giữ vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên đi khám nha khoa có thể giúp phòng tránh tình trạng hôi miệng hiệu quả.

2. Những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng

Làm thế nào để hết hôi miệng, trước tiên chúng ta phải nắm được nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Theo các bác sĩ nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính phổ biến là:

2.1. Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời

lam the nao de het hoi mieng
Làm thế nào để hết hôi miệng
  • Chăm sóc răng miệng kém: Nếu bạn không chải răng đúng cách hoặc không chải răng thường xuyên, thức ăn và vi khuẩn sẽ tập trung trong miệng và gây hôi miệng.
  • Hút thuốc và sử dụng chất kích thích khác: Hút thuốc lá, sử dụng thuốc lá điện tử, xì gà hay sử dụng các loại thuốc kích thích khác cũng có thể gây hôi miệng.
  • Khô miệng: Sự suy giảm của tuyến nước bọt trong khoang miệng dẫn đến tình trạng miệng khô do thiếu nước bọt. Khi không có đủ nước bọt trong miệng, vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn và gây ra hôi miệng.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Viêm nướu và sâu răng: Những vấn đề nha khoa như viêm nướu, sâu răng, hay các tình trạng khác như bít tắc đường thoát nước bọt trong miệng cũng có thể gây ra hôi miệng.
  • Việc sử dụng các khí cụ chỉnh nha, niềng răng hay răng giả dễ khiến thức ăn bị vướng mắc, tồn tại các mảng bám gây hôi miệng.
  • Cao răng hoặc cặn lưỡi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

>> ĐỌC THÊM: Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng?

3. Mẹo nhỏ làm thế nào để hết hôi miệng?

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì tình trạng hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, cản trở quá trình giao tiếp, làm mất sự tự tin của nhiều người. Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

3.1. Cách giảm hôi miệng tại nhà bằng lá chè xanh

lam the nao de het hoi mieng
Làm thế nào để hết hôi miệng

Hoạt chất polyphenol có trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Do đó, giúp khử mùi hôi miệng một cách hiệu quả.

Trên thực tế, những người thường xuyên uống nước trà xanh sẽ không bị hôi miệng. Và, những người bị hôi miệng có thể sử dụng nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả.

3.2. Cách giảm hôi miệng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà nổi tiếng với hương thơm mát lạnh rất đặc trưng. Bên cạnh đó, lá bạc hà còn có khả năng khử mùi và kháng khuẩn rất cao. Làm thế nào để hết hôi miệng với lá bạc hà và có cách chăm sóc sức khỏe chủ động, mọi người hãy thực hiện theo cách sau:

  • Lấy một nắm lá bạc hà đem rửa sạch rồi giã nát
  • Lọc lấy nước cốt và pha chung với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 dùng để súc miệng hàng ngày.
  • Nếu có thể ăn sống lá bạc hà thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

3.3. Làm thế nào để hết hôi miệng: Chanh tươi

lam the nao de het hoi mieng
Làm thế nào để hết hôi miệng

Chanh tươi rất giàu vitamin C và axit tự nhiên nên có khả năng sát khuẩn và khử mùi rất tốt. Vậy làm thế nào để hết hôi miệng bằng chanh và có cách chăm sóc sức khỏe chủ động ngay tại nhà? Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Cách 1: lấy nước cốt chanh pha với một chút muối dùng để ngậm hoặc chải răng ngày 2 lần. Mùi hôi miệng sẽ mất dần trong vài ngày.
  • Cách 2: lấy vỏ chanh rửa sạch rồi nhai kỹ và nuốt. Thực hiện liên tục trong vài ngày cho đến khi hơi thở thơm mát, dễ chịu.

>> ĐỌC THÊM: Nguyên nhân và cách khắc phục hơi thở có mùi hôi từ dạ dày

3.4. Cách làm hết hôi miệng bằng gừng

Gừng là một vị thuốc nam, có vị cay, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu thơm, giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài lát gừng tươi cho vào nồi nước với 300ml, đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Bỏ thêm một ít muối biển vào.
  • Dùng dung dịch này súc miệng ngày 2 lần sẽ thấy tình trạng hôi miệng được cải thiện đáng kể.

3.5. Cách khắc phục hôi miệng bằng vỏ bưởi

cham soc suc khoe chu dong
Làm thế nào để hết hôi miệng

Vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu thơm và hơi cay nên có khả năng khử mùi. Giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng cực hiệu quả. Nếu không biết làm thế nào để hết hôi miệng thì bạn có thể sử dụng ngay vỏ bưởi và áp dụng theo cách sau:

  • Cách 1: Nhai vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ẩm.
  • Cách 2: Dùng vỏ bưởi đun lấy nước dùng để súc miệng.

>> ĐỌC THÊM: Những công dụng của bưởi mà ít ai biết đến, công dụng cuối sẽ khiến bạn bất ngờ

4. Một số biện pháp phòng ngừa hôi miệng hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng tại nhà, để có thể chăm sóc sức khỏe chủ động, mọi người có thể phòng tránh nguy cơ bị hôi miệng bằng một số cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, kết hợp nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà để khử mùi hôi miệng.
  • Làm sạch lưỡi khi đánh răng
  • Dưỡng ẩm cho miệng bằng cách nhấm nháp nước hoặc trái cây để tránh khỏi tình trạng hơi thở có mùi hôi.
  • Nếu đang gặp các vấn đề về răng, nướu, lợi và có biểu hiện viêm nhiễm hoặc sâu răng thì cần đi gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ hiệu quả.
  • Từ bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng cà phê.
  • Không nên ăn hành tỏi sống và các loại thực phẩm có hương vị nặng mùi sẽ lưu lại mùi hôi lâu trong miệng.
  • Súc miệng thật kỹ sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch thức ăn, mảng bám trong kẽ răng.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về cách làm thế nào để hết hôi miệng, hy vọng sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích để có biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Duy trì hơi thở thơm tho, sạch sẽ và tự tin trong giao tiếp cũng như công việc hàng ngày.

Nguồn tham khảo: nhakhoadongnam.com, medlatec.vn, nhakhoaparkway.com

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.