Máu nhiễm mỡ có triệu chứng gì? Những thủ phạm gây ra máu nhiễm mỡ mà có thể bạn chưa nhận ra
admin 04/06/2022
Máu nhiễm mỡ, hay còn được gọi là “Rối loạn chuyển hóa lipid máu”, “Rối loạn mỡ máu”, “Mỡ máu cao” thường xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay đang ngày một trẻ hóa. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, máu nhiễm mỡ có triệu chứng gì, “thủ phạm” khiến máu nhiễm mỡ là gì?
1. Hiểu đúng về máu nhiễm mỡ và giảm mỡ máu
Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, nó còn cung cấp và đóng vai trò trung gian trong việc vận chuyển các vitamin tan trong chất béo.
Tuy nhiên, khi lượng chất béo tăng quá quá cao, lại tạo nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, khi là nguyên nhân gây nên các vấn đề như tim mạch, tiểu đường, béo phì.
Máu nhiễm mỡ (mỡ trong máu, mỡ máu) là một thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu tăng quá cao.
Có 2 loại chất béo có liên quan đến máu nhiễm mỡ, đó là cholesterol và triglyceride. Khi một hoặc cả 2 loại chất béo này tăng cao, thì sẽ gây ra vấn đề máu nhiễm mỡ
2. Nguyên nhân bị máu nhiễm mỡ
Theo Healthline, máu nhiễm mỡ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có di truyền, chế độ ăn uống và tuổi tác
Di truyền và tuổi tác
Con cái có bố hoặc bị bị máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu nguyên phát cao hơn.
Bên cạnh đó, khi tuổi tác tăng cao, thì cholesterol cũng sẽ tăng cao để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ sau mãn kinh.
Chế độ ăn uống
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Ăn uống không điều độ, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, có trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Sử dụng nhiều các chất kích kích, nghiện rượu, bia, rối loạn Tỳ, Can và Thận (theo Y học cổ truyền) cũng là nguyên nhân bị rối loạn mỡ máu.
Máu nhiễm mỡ không phân biệt người gầy hay mập, nếu người gầy có chế độ ăn uống như trên, thì vẫn sẽ gặp phải các tình trạng về mỡ máu cao.
3. Máu nhiễm mỡ có triệu chứng gì?
Một điều khó khăn trong việc nhận biết đó là, máu nhiễm mỡ không thực sự có những triệu chứng cụ thể nào.
Đa phần sẽ phát hiện ra rối loạn lipid máu qua việc xét nghiệm thường xuyên hoặc xét nghiệm các vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện sau:
- Đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ
- Đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng
- Khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày
- Chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh.
- Ngất xỉu.
- Riêng đối với triglyceride, khi lượng chất béo này tăng quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa và sốt.
- Hoặc trường hợp nặng hơn là xuất hiện các biến chứng về tim mạch, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch.
Xem thêm: Làm thế nào để cải thiện tình trạng tê chân tay do thiếu chất?
4. Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Giảm mỡ máu thế nào?
Thay đổi cách sống và chế độ ăn uống
Bạn nên bắt đầu bằng một chế độ ăn cân bằng, ít chất béo và đường có nguy cơ khiến bạn bị béo phì Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh. Các loại rau lá xanh đậm rất có lợi với nhiều thành phần dinh dưỡng vượt trội.
Không hút thuốc và sử dụng rượu bia, các chất kích thích Từ bỏ việc hút thuốc và uống rượu bia, thêm vào đó là tập thể dục.
Tập thể dục, chăm vận động
Như đã phân tích, béo phì và ít vận động là những nguyên phân phổ biến gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ.
Bạn nên dành ra ít nhất hơn 30 phút mỗi ngày để vận động, tập thể dục và sắp xếp thời gian biểu để học tập và làm việc hợp lý. Với người cao tuổi thì đi bộ buổi chiều là một cách tập thể dục rất lý tưởng. . Hãy đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 – 7 tiếng/1 ngày.
Xoa bóp bấm huyệt
Trong Y học cổ truyền, mỡ máu đã được đề cập đến trong Y văn từ hàng nghìn năm về trước. Theo đó, ít vận động, chế độ ăn uống sẽ khiến khí huyết không lưu thông, gây hại cho các bộ phận trong cơ thể, căng thẳng stress sẽ khiến ảnh hưởng đến các chức năng của Tỳ, Can và Thận, cùng rất nhiều các nguyên do khác
Theo bác sĩ Lê Hải – Cố vấn chuyên môn của Trung tâm VMC, xoa bóp sẽ giúp làm thông kinh lạc, làm khỏe nội tạng, thư giãn tinh thần, phục hồi giấc ngủ, kiểm soát cơn thèm ăn, và làm sạch mạch máu. Cơ thể chúng ta được coi như một rừng thuốc, có cơ chế tự chữa lành thông qua việc tác động và tận dụng huyệt đạo trên cơ thể.
Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt cũng cực kỳ hữu ích đối với những người bận rộn, vì có thể thực hành ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không tốn sức. Tất cả những điều này sẽ được gói gọn trong khóa học “Làm sạch mỡ máu bằng Y học cổ truyền” với sự hướng dẫn thực hành rất tỉ mỉ và chi tiết từ Bác sĩ Lê Hải – Bác sĩ CKI Y học cổ truyền, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu và xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Làm sạch mỡ máu bằng Y học cổ truyền
Phương pháp an toàn, hiệu quả giúp mỗi người chủ động kiểm soát thân thể và tâm trí của mình, từ đó điều hòa mỡ máu được tốt hơn, mang lại giá trị sức khỏe toàn diện cho chính bản thân và gia đình.
Kết luận
Hy vọng bài viết “Máu nhiễm mỡ có triệu chứng gì?” sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề liên quan đến rối loạn mỡ máu và tìm ra được giải pháp an toàn cho bản thân.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng để lại số điện thoại liên lạc dưới phần bình luận, hoặc gọi điện qua Hotline: 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ giúp bạn giải đáp hoặc tư vấn MIỄN PHÍ về các khóa học