Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh – Mách bạn bí quyết quản lý cân nặng trong thai kỳ

Lê Thanh Hiền 14/09/2022

Tăng cân là một biểu hiện bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhanh và có nguy cơ mất kiểm soát thì mẹ bầu nên chú ý đến. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh, những biện pháp giúp tăng cân an toàn trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là gì?

Chăm sóc mẹ bầu là một quá trình dài kể từ lúc chuẩn bị mang thai đến sau sinh. Tăng cân là tình trạng phổ biến có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai. Phần lớn trọng lượng tăng thêm là do em bé đang phát triển. Nhưng một phần cũng do cơ thể bạn đang tích trữ chất béo, sẵn sàng tạo sữa mẹ sau khi em bé chào đời.

nguyen nhan me bau tang can nhanh

Theo Medline Plus, mức độ tăng căng sẽ tùy tình trạng thể chất của từng mẹ bầu nhưng hầu hết phụ nữ thường sẽ tăng khoảng 11,5 đến 16kg trong thai kỳ. Bao gồm các chỉ số trung bình sau:

  • Em bé: 3,5 kg
  • Nhau thai: 1 đến 1,5 kg
  • Nước ối: 1 đến 1,5 kg
  • Mô vú phát triển: 1 đến 1,5 kg
  • Máu cung cấp cho thai nhi: 2 kg
  • Chất béo dự trữ: 2,5 đến 4 kg
  • Tử cung phát triển: 1 đến 2,5 kg

Tuy nhiên, đây chỉ là mức tăng cân khi mang thai được khuyến nghị chung. Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tăng cân quá nhanh mà vượt mức khuyến nghị.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có đến 48% phụ nữ mang thai ở Mỹ gặp phải tình trạng tăng cân quá mức.

>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn măng được không – Chuyên gia mách bạn cách chăm sóc mẹ bầu toàn diện

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh: Tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

nguyen nhan me bau tang can nhanh

Mức tăng cân phù hợp với từng mẹ bầu sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cân nặng và thể trạng của mẹ trước và trong lúc mang thai. Để xác định được mức tăng cân phù hợp trong thai kỳ, thì bạn cần biết “chỉ số khối cơ thể” – BMI.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là cách phổ biến nhất để xác định xem mọi người đang thiếu cân, thừa cân hay có cân nặng bình thường. Nó đo lường mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao.

  • Chỉ số BMI dưới 18,5 được coi là thiếu cân
  • Chỉ số BMI từ 18,5 đến 25 là cân nặng bình thường
  • Chỉ số BMI từ 25 đến 30 là thừa cân
  • Chỉ số BMI trên 30 được coi là rất thừa cân (béo phì)

Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM) đã ban hành khuyến nghị về BMI và tăng cân trong thai kỳ như sau:

  • Đối với phụ nữ nhẹ cân trước khi mang thai (BMI dưới 18,5): nên tăng từ 12,5 đến 18 kg trong thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI từ 18,5 đến 24,9): nên tăng từ 11,5 đến 16 kg khi mang thai.
  • Đối với phụ nữ thừa cân trước khi mang thai (BMI từ 25 đến 29,9): nên tăng từ 7 đến 11,5 kg khi mang thai.
  • Đối với phụ nữ béo phì trước khi mang thai (BMI lớn hơn 30): nên tăng từ 5 đến 9 kg khi mang thai.

Tăng cân quá nhanh ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

nguyen nhan me bau tang can nhanh

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng tăng cân rất đột ngột hoặc nếu thường tăng hơn nửa kg mỗi tuần, thì nên liên hệ với bác sĩ để được theo dõi cân nặng và thực hiện các bài kiểm tra cần thiết.

Bởi vì tăng cân quá nhanh và quá mức (chẳng hạn như tăng 1 kg trong vòng một tuần) có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như:

  • Tiền sản giật: Triệu chứng chính của tình trạng này là huyết áp cao, đôi khi kèm theo buồn nôn, đau đầu và chóng mặt. Thai phụ cần được chẩn đoán và có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: Làm tăng nguy cơ tiền sản giật và có thể khiến thai nhi tăng cân nhiều. Sinh con quá to và nặng có thể làm chậm quá trình sinh nở và khiến mẹ bầu khó sinh tự nhiên hơn.

>> Xem thêm: Những cách giảm huyết áp cao khi mang thai. Hãy yêu thương và chăm lo sức khỏe mẹ và bé

Biện pháp giúp tăng cân an toàn trong thai kỳ

Theo Medline Plus, dù cân nặng của mẹ bầu đang ở mức nào thì cũng không nên ăn kiêng hoặc cố giảm cân trong lúc đang mang thai. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Em bé cần được cung cấp ổn định các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thai nhi trên 4 tháng tuổi.

Thay vì ăn kiếng và thực hiện các biện pháp giảm cân thì bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục với cường độ phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Chế độ ăn uống lành mạnh

nguyen nhan me bau tang can nhanh

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu sẽ bao gồm nhiều trái cây và rau tươi vì chúng chứa đầy vitamin nhưng ít calo và chất béo. Ngoài ra bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo
cũng là những thực phẩm cần có mặt trong các bữa ăn của mẹ bầu.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Thực phẩm và đồ uống có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo
  • Đồ uống nhiều đường có hàm lượng calo cao
  • Đồ ăn vặt, chẳng hạn như khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt, bánh quy và kem
  • Chất béo: bao gồm dầu ăn, bơ thực vật, bơ, sốt mayonnaise, mỡ lợn,…

>> Xem thêm: Có bầu nằm nghiêng bên nào là tốt nhất? Những sự thay đổi của cơ thể khi mẹ mang thai con

Tập thể dục

cham soc me bau

Tập thể dục, vận động vừa phải theo khuyến nghị của bác sĩ có thể giúp đốt cháy thêm calo và giúp cơ thể mẹ bầu chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Đi bộ và bơi lội có thể xem là những bài tập an toàn, hiệu quả cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, bạn cũng nên phối hợp một số hình thức vận động với cường độ thấp vào thói quen hàng ngày như: Đậu xe xa hơn và đi bộ hết quãng đường còn lại, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ đến cửa hàng để mua đồ ăn thay vì ở nhà gọi món…

>> Xem thêm: Tại sao sau sinh phải kiêng nước lạnh? Những lưu ý sau sinh để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé

Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện

Massage đúng cách cho mẹ bầu là phương pháp chăm sóc mẹ bầu có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi vì ngoài việc giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhức, phù nề hay tê chân thì massage cũng là một cách giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả sau sinh.

Bạn có thể tham khảo khóa học Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện để hiểu rõ và thực hiện đúng cách phương pháp hữu ích này. Cụ thể, khi tham gia khóa học sẽ giúp bạn:

  • Hiểu biết về các kiến thức cơ bản khi massage chăm sóc cho mẹ bầu
  • Thực hành kỹ năng chăm sóc massage toàn diện hàng ngày giúp mẹ bầu khỏe mạnh, khí huyết lưu thông
  • Mẹ bầu biết cách thư giãn với huyệt vị và tác động 9 vị trí đặc biệt hiệu quả trên cơ thể
  • Kỹ năng giúp người thân trong gia đình biến ngôi nhà trở thành spa tại gia giúp đánh bay đau nhức, giảm phù nề chân, giảm tê tay chân cho mẹ bầu
  • Mẹ bầu sinh nhẹ nhàng và nuôi con những ngày đầu thuận lợi hơn nhờ tác động một số huyệt vị đặc biệt.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn biết được những cách quản lý cân nặng và chăm sóc mẹ bầu ngay từ lúc chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh để mẹ vui, con khỏe và phát triển toàn diện nhé!

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966.000.643

Nguồn tham khảo:

  • Medline Plus / Managing your weight gain during pregnancy
  • Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ / Pregnancy and birth: Weight gain in pregnancy

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.