Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khớp cổ chân kêu răng rắc
admin 22/07/2022
Bạn đã bao giờ nghe thấy tiếng kêu răng rắc của khớp cổ chân khi bạn đi bộ, chạy nhảy hoặc leo cầu thang chưa? Điều này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe xương khớp hoặc có cảm giác rằng mình đang già đi. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về những nguyên nhân khiến khớp cổ chân kêu răng rắc cũng như những biện pháp hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe xương khớp bạn nhé!
Nguyên nhân khiến khớp cổ chân kêu răng rắc
Khớp cổ chân kêu răng rắc thường được xem là dấu hiệu của sự lão hóa, nhưng đôi khi ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải tình trạng khớp này. Đặc biệt là khi tập thể dục hoặc sau một thời gian không vận động.
Đa phần khi khớp gối kêu rắc rắc không đáng lo ngại nhưng nếu nó diễn ra liên tục kèm triệu chứng sưng và đau thì có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó về xương khớp.
Qua các tài liệu tham khảo từ Healthline và Medical News Today, có thể kể ra một số nguyên nhân phổ biến khiến khớp cổ chân kêu răng rắc, cụ thể như sau:
Giải phóng khí từ bao khớp
Khi cử động mắt cá chân sẽ làm kéo căng bao khớp chứa đầy dịch khớp để giữ độ bôi trơn thích hợp cho khớp. Lúc này bọt khí Nitơ hoặc các khí khác trong dịch khớp có thể được giải phóng, do đó có thể gây ra tiếng kêu răng rắc, tách tách.
Căng cứng cơ cũng có thể góp phần giải phóng các khí này. Điều này lý giải cho việc tại sao bạn có thể nhận thấy tiếng kêu răng rắc ở khớp thường xuyên hơn sau thời gian không hoạt động hoặc khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng.
Tiếng kêu răng rắc do giải phóng khí từ các bao khớp là tình trạng hoàn toàn bình thường, không phải là dấu hiệu của tổn thương khớp hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.
>> Xem thêm: Tại sao khô khớp gối ở người trẻ đang dần tăng lên? Làm sao để hiểu và khắc phục sớm?
Gân xương mác cọ xát vào xương mắt cá chân
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiếng răng rắc ở mắt cá chân là do gân xương mác cọ xát với xương mắt cá chân của bạn.
Có ba cơ xương mác nằm ở phần bên ngoài của cẳng chân, các cơ này giúp ổn định khớp mắt cá chân. Hai trong số các cơ này chạy qua một rãnh phía sau mắt cá chân. Nếu gân từ các cơ này trượt ra khỏi rãnh sẽ có thể tạo ra âm thanh răng rắc. Nếu không kèm theo cảm giác đau thì tình trạng này sẽ không đáng lo ngại.
Nếu gần đây bạn đã bị chấn thương mắt cá chân, chẳng hạn như bong gân mắt cá chân thì tiếng răng rắc ở cá chân có thể thường xuyên xuất hiện hơn.
Trật khớp nhẹ
Các gân của cơ xương mác được giữ cố định bởi một dải mô được gọi là mạc giữ xương mác.
Nếu dải mô này bị kéo dài, tách rời hoặc bị rách, nó có thể làm cho các gân cơ của bạn bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến tiếng kêu răng rắc khi bạn di chuyển mắt cá chân.
Tình trạng này thường hiếm khi xảy ra. Nó chỉ thường xảy ra ở các vận động viên khi có một lực đột ngột làm xoắn mắt cá chân vào trong. Loại chấn thương này có thể phải phẫu thuật để khắc phục.
Bong gân xương mác
Bong gân xương mác xảy ra khi các gân của cơ xương mác bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu của chúng. Điều này có thể gây ra âm thanh lộp cộp hoặc răng rắc ở mắt cá chân cùng với các tình trạng: viêm, đau, sưng tấy.
>> Xem thêm: 1001 sự thật về thoái hóa khớp gối không phải ai cũng biết
Tổn thương sụn khớp
Tổn thương sụn khớp có thể gây ra tiếng răng rắc và cứng mắt cá chân, thường đi kèm với sưng tấy và hạn chế phạm vi cử động.
Tổn thương sụn khớp có thể chẩn đoán bằng cách sử dụng xét nghiệm hình ảnh chụp MRI và có thể phải phẫu thuật để khắc phục.
Những tổn thương này cũng có thể hình thành do hậu quả của viêm xương khớp. Khi bạn già đi, phần sụn ở cuối xương bị mòn đi và các cạnh thô ráp có thể gây ra đau và tiếng kêu khi vận động.
Những biện pháp tăng cường sức khỏe khớp cổ chân
Tăng cường sức khỏe cơ xương là biện pháp hiệu quả giúp làm giảm tình trạng khớp cổ chân kêu răng rắc.
Qua các tài liệu tham khảo từ Healthline, có thể kể ra một số bài tập hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà giúp tăng cường sức khỏe khớp cổ chân, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, cụ thể như sau:
Nâng bắp chân
- Đứng trên trên mép của cầu thang hoặc ghế, đặt chân rộng bằng vai. Dùng tay giữ một lan can hoặc phần lưng dựa của ghế để giữ thăng bằng.
- Nâng mũi chân lên để mắt cá chân của bạn được mở rộng hoàn toàn.
- Hạ gót chân đến dưới phần gờ của bậc thang hoặc ghế.
- Lặp lại 10 lần.
>> Xem thêm: Làm gì khi bị đau nhức xương khớp dai dẳng? 5 mẹo hữu hiệu để giảm đau nhức ngay tại nhà
Thăng bằng trên một chân
- Đứng hai chân rộng bằng vai. Có thể đứng cạnh một chiếc ghế hoặc tường để đỡ lấy nếu bị mất thăng bằng.
- Nâng một chân lên khỏi sàn.
- Giữ thăng bằng trên một chân lâu nhất có thể, tối đa 30 giây.
- Lặp lại tương tự ở chân còn lại.
Vẽ bảng chữ cái bằng chân
- Ngồi thẳng lưng, hai tay chống về phía sau.
- Viết bảng chữ cái từ A đến Z bằng cách nâng cao và di chuyển bàn chân, chú ý tác động lực đến các khớp mắt cá chân.
- Chuyển sang chân còn lại và tiếp tục viết lại bảng chữ cái.
Phương pháp Y học Cổ truyền giúp giảm đau mỏi xương khớp
Các vấn đề về xương khớp đặc biệt là đau khớp gối hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi chứ không chỉ ở mỗi người già. Chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ chính là cách tốt nhất giúp bạn đẩy lùi đau mỏi khớp, thoái hóa khớp cũng như các vấn đề khác về xương khớp.
Tham gia khóa học Xoa bóp giảm đau khớp gối do thoái hóa khớp, khô khớp do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối giúp bạn hiểu rõ về phương pháp xoa bóp tác động lên các khớp cũng như các huyệt vị theo Y học Cổ truyền. Từ những tác động này sẽ giúp bạn giảm đau mỏi các khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp và nâng cao chức năng xương khớp.
Xoa bóp giảm đau khớp gối do thoái hóa khớp, khô khớp
GIÁ TRỊ BẠN NHẬN ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC
- Nắm rõ nguyên nhân gây thoái hoá khớp và nguyên lý chăm sóc hiệu quả
- Giảm thoái hoá, khô khớp, nhức khớp chủ động bằng cách tự thực hành các thao tác xoa bóp
- Cải thiện nhanh chóng hoạt động khớp gối nhờ tác động huyệt vị theo phương pháp Y học Cổ truyền
- Biết cách chăm sóc cho người thân và bạn bè cần kh…
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
– Healthline / What Causes Your Ankle to Pop?
– Medical News Today / Everything you need to know about popping ankles