Nhắm mắt nhưng không ngủ được? Nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ được là gì?

admin 21/07/2022

Đã có một môi trường để ngủ rất hoàn hảo, nhưng càng cố ngủ lại càng không thể ngủ được. Rất nhiều suy nghĩ đột nhiên ùa về và bạn cảm thấy tay chân bứt rứt khó nằm yên. Vậy, nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được là gì?

Biểu hiện khi khó ngủ, mất ngủ

Nhắm mắt nhưng không ngủ được

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Trong lúc ngủ, cơ thể có thể tự phục hồi và lấy lại năng lượng cho các hoạt động. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên do khiến chúng ta rơi vào trạng thái mất ngủ. Với các dấu hiệu sau:

  • Giấc ngủ chập chờn, khó vào giấc. Dù đã ngủ nhưng cũng ngủ không sâu, dễ bị tỉnh, rất khó để ngủ lại 
  • Khi ngủ dậy người mệt mỏi, phản xạ kém, tư duy không nhạy bén, đau đầu
  • Thời lượng của ngắn so với độ tuổi

>> Xem thêm: Mất ngủ có giảm cân không – Mất ngủ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn?

Nguyên nhân khiến nhắm mắt nhưng không ngủ được 

Do môi trường ngủ không tốt

  • Nhiệt độ phòng chưa phù hợp, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không khi bí bách, khó thở
  • Tư thế ngủ sai, không thoải mái
  • Ánh sáng quá chói, hoặc chập chờn, gây khó chịu
  • Do tiếng ồn gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Chăn ga gối đệm không đáp ứng được sự thoải mái

>> Xem thêm: Thức giấc nửa đêm không ngủ lại được – Làm sao để ngủ tiếp?

Do thói quen sinh hoạt 

Nhắm mắt nhưng không ngủ được

Sử dụng nhiều đồ uống có chất kích thích trước khi đi ngủ

Cà phê, trà, rượu bia. Tuy bia rượu có thể khiến bạn nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng chất lượng giấc ngủ sẽ không được đảm bảo

Sử dụng điện thoại, đồ điện tử trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ khiến não bộ của bạn hiểu lầm rằng vẫn đang là ban ngày và giảm lượng hormone melatonin (giúp điều tiết giấc ngủ theo nhịp sinh học),… Điều này rất dễ khiến bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Hơn nữa, dùng điện thoại trong bóng đêm cũng không tốt cho mắt. Các dấu hiệu cận thị nhẹ sẽ xuất hiện nếu bạn dùng điện thoại không đúng cách.

Ăn nhiều chất béo

Các món chiên, xào, có chứa chất béo động vật sẽ khiến cơ thể phải tăng cường lao động. Để thải độc tố ra khỏi cơ thể, bộ máy trao đổi chất sẽ phải “tăng ca” để làm việc. Bạn có thể sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn, bồn chồn khó ngủ. 

Do tuổi tác

Khi tuổi tác lớn dần, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ hoạt động yếu đi. Giấc ngủ sẽ không được đảm bảo như khi còn trẻ. Bạn sẽ khó vào giấc hơn, tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng sẽ ngày một nhiều hơn. 

Đó là do khi con người già đi, lượng hormone tăng trưởng HGH do tuyến yên tiết ra bị suy giảm. Đây là loại hormone giúp tái tạo giấc ngủ, dễ ngủ và ngủ được ngon hơn. Với những người trên 60 tuổi, lượng hormone HGH này đã bị giảm khoảng 80% so với những người 21 tuổi. Do vậy, người già thường rất khó vào giấc, giấc ngủ cũng không được đảm bảo

>> Xem thêm: 6 tác hại của thức khuya với con gái

Do các vấn đề về tâm lý

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
  • Hội chứng rối loạn lo âu: Hội chứng này khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn, lo lắng suy nghĩ. Khi não bộ liên tục hoạt động như vậy, thì rất khó để đi vào giấc ngủ. Những người mắc hội chứng này thường luôn rất tỉnh táo, ngay cả khi đến thời gian nghỉ ngơi. 
  • Suy nhược thần kinh: nếu bạn bị suy nhược, thì các vấn đề mất ngủ có thể sẽ kéo dài rất lâu, thậm chí lên đến 1 tháng. Theo một đánh giá được công bố vào năm 2019, có tới 90% những người được chẩn đoán mắc trầm cảm cũng gặp nhiều vấn đề về chất lượng giấc ngủ của họ. Thiếu chất, công việc là 2 lý do phổ biến gây ra tình trạng này. 
  • Stress, trầm cảm: mất ngủ là một trong những biểu hiện hàng đầu của trầm cảm. Những áp lực, căng thẳng từ cuộc sống, công việc, gia đình,… bị tích tụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Stress, trầm cảm sẽ làm thay đổi lượng hormone điều chỉnh nhịp sinh học của bạn. Điều này gây ra các rối loạn về giấc ngủ khó kiểm soát. 

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có nguy hiểm không?

Thiếu ngủ, mất ngủ thời gian dài chưa bao giờ là một điều tốt cả. Về lâu dài, rối loạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. 

Bạn có thể sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi khi nằm nhắm mắt trên giường.  Nhưng thật ra cơ thể, từ não đến tim phổi và các cơ quan khác vẫn đang phải hoạt động.

Nói cách khác, cơ thể không được nghỉ ngơi, không có thời gian tự phục hồi và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 

Mất ngủ sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy sức khỏe như:

  • Mất tập trung, làm giảm hiệu suất làm việc
  • Gây rối loạn tâm lý, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
  • Tăng cân, tăng huyết áp
  • Suy giảm trí nhớ
  • Làm hại da

Làm sao để dễ ngủ?

Bác sĩ CKI Y học cổ truyền Lê Hải đã nghiên cứu và phát triển khóa học: Nghệ thuật thư giãn, bấm huyệt để có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ

Bằng cách tác động lên các huyệt vị có sẵn nhằm đả thông, làm sạch, kích hoạt cơ chế tự phục hồi mãnh liệt trong chính cơ thể mỗi người. khóa học sẽ giúp bạn cải thiện rất tốt các tình trạng sức khỏe dựa theo đúng các tiêu chí: An toàn – Linh hoạt – Dễ thực hiện – Chi phí hợp lý

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn về các khóa học miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 7/10 – 13/10

DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.