Vị trí gan bàn chân và các biểu hiện bất thường của gan bàn chân
admin 21/07/2022
Đau lòng bàn chân là hiện tượng rất phổ biến ở mọi độ tuổi. Các cơn đau xảy ra thường xuyên ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, đau nhức khi thức dậy và giảm dần sau khi vận động. Vậy vị trí gan bàn chân là ở đâu? Đau lòng bàn chân là biểu hiện bất thường gì? Nguyên nhân và cách khắc phục đau lòng bàn chân như nào?
1. Cấu tạo cân gan bàn chân?
Vị trí gan bàn chân: Cân gan bàn chân là một dải các cơ gân bám từ các chỏm xương bàn xuống đến xương gót chân. Giúp bàn chân chúng ta duy trì được độ cong sinh lý và đồng thời có độ nhún. Cân gan bàn chân làm giảm nhẹ trọng lực cơ thể dồn xuống bàn chân khi chúng ta vận động. Vì thế giúp việc bảo vệ các khớp, đi lại dễ hơn… Và khi cân gan chân bị tổn thương sẽ dẫn đến đau nhức gót chân.
Cân gan bàn chân được chia ra làm 3 phần: Phần trong, phần ngoài và phần trung tâm. Phần trung tâm nằm giữa hai phần kia, dày và rộng nhất.
Cân gan bàn chân và gân gót chân có các chỗ bám khác nhau ở xương gót. Vì thế, hai bộ phận này không tác động trực tiếp lên nhau. Thế nhưng, khi ta gấp các ngón chân về phía mu bàn chân thì sẽ gián tiếp làm gân gót căng duỗi, sự tác động liên quan này được sử dụng vào việc trị liệu vật lý viêm cân gan bàn chân.
2. Đau gan bàn chân là gì?
Đau gan bàn chân là hiện tượng chúng ta cảm nhận được sự xuất hiện của các cơn đau phía dưới lòng bàn chân. Các cơn đau này thường âm ỉ, nhức nhối và có thể xảy ra cả lúc vận động hoặc cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, và thường là do các triệu chứng về cơ xương khớp.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: do bàn chân chính là nơi chịu tác động của toàn bộ trọng lượng của cơ thể để duy trì giữ tư thế thăng bằng, chạy nhảy, đi, đứng. Việc đau ở các vị trí khác nhau ở lòng bàn chân có thể làm ảnh hưởng đến gan bàn chân.
>> Xem thêm: Các vị trí đau lòng bàn chân và những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
2. Các triệu chứng đi kèm với đau gan bàn chân
Tùy từng trường hợp bạn có thể có thêm các triệu chứng đặc trưng kèm cảm giác đau nhức vùng gan bàn chân:
- Viêm cân gan chân: đây là vấn đề về gan bàn chân thường gặp nhất. Thường gây ra các cơn đau vùng gan bàn chân cả khi nghỉ ngơi, cơn đau nhiều hơn vào lúc mới ngủ dậy và dần giảm sau đi lại.
- Gút: viêm sưng đỏ các khớp, lòng bàn chân và có thể kèm đau các khớp ở tay hoặc chân.
- Đau thần kinh tọa: thường có những cơn đau chạy dọc từ vùng thắt lưng xuống tới bàn chân.
- Hội chứng ống cổ chân: cảm giác bị đau, nặng nề hoặc có thể là cảm giác tê bì, bó chặt, có thể nóng bỏng. Và thường hay gặp ở những người thừa cân, béo phì.
- Suy tĩnh mạch chân: ngoài cơn đau ở bàn chân còn kèm các cơn đau dọc cẳng chân;có thể nhìn thấy được các tĩnh mạch giãn.
3. Các nguyên nhân đau gan bàn chân
Nguyên nhân dẫn đến đau gan bàn chân được chia làm 2 nhóm:
- Nguyên nhân bên trong: các vấn đề sức khỏe về cơ xương khớp, thần kinh như: gút, viêm cân gan chân, suy tĩnh mạch, gai gót,… Các vấn đề sức khỏe này có thể do gan bàn chân hoặc ở nơi khác. Nhìn chung nó đều gây ra cơn đau gan bàn chân, tùy thuộc cơ địa và tình trạng mà có các mức độ cơn đau khác nhau.
- Nguyên nhân bên ngoài: do các chấn thương trong quá trình vận động, tập luyện hoặc nhiễm trùng bàn chân. Việc bạn mang giầy dép không đạt tiêu chuẩn, đi chân trần hoặc luyện tập dùng lòng bàn chân nhiều có thể dẫn đến các tổn thương như phỏng rộp, chấn thương vùng gan chân.
>> Xem thêm: Ngâm chân mỗi tối giúp giảm đau xương khớp, kéo dài tuổi thọ
4. Các giải pháp chăm sóc
Để tránh các cơn đau gan bàn chân, bạn có thể áp dụng một số cách:
- Duy trì cân nặng chuẩn: nếu bạn đang béo phì, thừa cân thì nên giản cân để tránh áp lực quá lơn lên bàn chân của bạn.
- Chọn loại giầy đúng cách: không nên thương xuyên mang giầy cao gót, giầy dép đã bị mòn đế, không nên đi chân trần.
- Chế độ ăn uống hợp lý: nên đa dạng hóa các loại thức ăn trong thực đơn của bạn nhất là các loại trái cây, rau củ.
- Chế độ tập luyện hợp lý: nên có những bài tập phù hợp đối với từng độ tuổi và cơ địa, và luyện tập thường xuyên.
- Xử lý khi cơn đau xuất hiện: hãy dùng nước đá lạnh chườm vào gan bàn chân đang bị đau sưng, giữ trong khoảng 15-20 phút, lặp lại 3-4 lần mỗi ngày; nếu nó không giúp bạn giảm đau hãy đến gặp bác sĩ nhé.
>> Xem thêm: Cách bấm huyệt lòng bàn chân nâng cao sức khỏe tốt nhất
5. Massage bấm huyệt bằng Y học cổ truyền để giảm đau viêm gan chân
Việc chăm sóc bàn chân sẽ giúp gián tiếp tác động đến dòng tuần hoàn bên trong cơ thể và hệ thống kinh mạch. Từ đó giúp năng lượng và khí huyết được lưu thông liên tục, khắp nơi trong cơ thể.
Khóa học “Xoa bóp bàn chân làm sạch làm khỏe nội tạng” với những bài học lý thuyết và thực hành cực kì dễ nhớ của Bác sĩ Lê Hải – với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xoa bóp trị liệu sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích về bàn chân, có thể tự bấm huyệt chăm sóc bàn chân cho mình, người thân và bạn bè.
Xoa bóp bàn chân làm sạch, làm khỏe nội tạng
Chăm sóc bàn chân giúp gián tiếp tác động lên hệ thống kinh mạch và dòng tuần hoàn trong cơ thể giúp năng lượng và khí huyết lưu thông liên tục khắp mọi nơi trong cơ thể. Từ đó nâng cao sức khỏe toàn diện và làm sạch nội tạng trong cơ thể
Đảm bảo bạn sẽ rất bất ngờ vì những thao tác bấm huyệt trên lòng bàn chân không những đơn giản, nhanh chóng mà còn cực kì hiệu quả. Đừng bỏ lỡ khoá học này vì nó có rất nhiều điều mới mẻ, thú vị giúp bạn chủ động sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn.
Mong rằng qua bài viết “Vị trí gan bàn chân” sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách chăm sóc bàn chân để chăm sóc sức khỏe chủ động tốt hơn.