Nhiễm trùng đường hô hấp: định nghĩa, nguyên nhân, cách phòng tránh

admin 27/08/2021

Nhiễm trùng đường hô hấp là một vấn đề phổ biến ở Việt Nam, đất nước có khí hậu nóng ẩm, lý tưởng cho vi khuẩn và virus tấn công hệ hô hấp. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp với hàng chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, chúng ta càng nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ bệnh cũng như việc mình có thể chăm sóc sức khỏe chủ động bằng phương pháp Y học Cổ truyền. Mời bạn đọc bài viết này để tìm hiểu nhé!

Đọc thêm: Chăm sóc sức khỏe chủ động – Ý nghĩa đối với y tế & công dân toàn cầu

Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp là một bệnh nhiễm trùng có thể cản trở việc thở bình thường. Nó có thể chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên của bạn, bắt đầu từ xoang và kết thúc ở dây thanh âm hoặc chỉ hệ hô hấp dưới, bắt đầu từ dây thanh âm và kết thúc ở phổi của bạn. Đại dịch Covid-19 cũng chính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra bởi virus  SARS-CoV-2.

Nhiễm trùng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người lớn tuổi và những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Đọc thêm: Tự làm sạch, làm khỏe hệ hô hấp – Làm đúng và hiểu toàn diện (P1)

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Các triệu chứng bạn gặp phải sẽ khác nhau tùy đó là nhiễm trùng đường hô hấp dưới hay trên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • tắc nghẽn, trong xoang mũi hoặc phổi
  • sổ mũi
  • ho
  • viêm họng
  • nhức mỏi cơ thể
  • mệt mỏi

Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp những triệu chứng sau:

  • sốt trên 103 ° F (39˚C) và ớn lạnh
  • khó thở
  • chóng mặt
  • mất ý thức

Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Có một số nguyên nhân khác nhau gây ra nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính:

Nguyên nhân của nhiễm trùng đường hô hấp trên:

  • viêm họng cấp tính
  • nhiễm trùng tai cấp tính
  • cảm lạnh thông thường

Nguyên nhân của nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

  • viêm phế quản
  • viêm phổi
  • viêm tiểu phế quản
Nhiễm trùng dudowwfng hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính được chẩn đoán như thế nào?

Trong một cuộc kiểm tra hô hấp, bác sĩ tập trung vào hơi thở của bạn. Họ sẽ kiểm tra chất lỏng và tình trạng viêm trong phổi bằng cách lắng nghe âm thanh bất thường trong phổi khi bạn thở. Bác sĩ có thể nhìn vào mũi và tai của bạn, và kiểm tra cổ họng của bạn

Nếu bác sĩ tin rằng nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới, bạn có thể cần chụp X-quang hoặc chụp CT để kiểm tra tình trạng của phổi.

Các xét nghiệm chức năng phổi rất hữu ích như một công cụ chẩn đoán. Đo nồng độ oxy có thể kiểm tra lượng oxy đi vào phổi. Bác sĩ cũng có thể lấy dịch từ từ mũi hoặc miệng của bạn, hoặc yêu cầu bạn ho lấy một mẫu đờm (vật chất ho ra từ phổi) để kiểm tra loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Cách ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Ngăn ngừa bệnh lý này không phức tạp đến như vậy, chúng ta chỉ cần rửa tay sạch sẽ thường xuyên & đúng cách hoặc che mặt, vệ sinh sạch sẽ sau khi hắt xì hơi là hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus. Đặc biệt, đối tượng cần chú ý là trẻ nhỏ khi chúng đùa nghịch khắp nơi, tiếp xúc nhiều môi trường đối tượng và thường “quên” không rửa tay khiến bênh lý này dễ lây lan hơn. Người lớn tuổi hay có tiền sử về bênh hô hấp cũng là một đối tượng đáng chú ý vì sức đề kháng yếu khiến vi rút dễ thâm nhập và gây bệnh cho họ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hút thuốc và đảm bảo bổ sung nhiều vitamin trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C được duy trì trong các tế bào miễn dịch, và sự thiếu hụt có liên quan đến khả năng bị nhiễm trùng cao hơn. Trong khi nghiên cứu chưa rõ liệu Vitamin C có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính hay không, có bằng chứng cho thấy nó có thể rút ngắn thời gian và hoặc mức độ nghiêm trọng của một số bệnh nhiễm trùng.

Đọc thêm: Kháng kháng sinh là gì và đe dọa chúng ta ra sao?

Những sai lầm thường gặp của người mắc nhiễm trùng đường hô hấp

Do không ý thức mình bị nhiễm trùng đường hô hấp; kết hợp thói quen hay tự chữa bệnh bằng việc mua thuốc ngoài hiệu thuốc và “uống kháng sinh” của người Việt, vô hình chung làm tình trạng không thuyên giảm & tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Kháng sinh không được dùng để trị virus – nguyên nhân chủ yếu gây ra Nhiễm trùng đường hô hấp, mà chỉ được bác sĩ kê đơn khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Vậy nên, cách làm này là hoàn toàn sai về bản chất và sẽ làm việc điều trị trở nên kém hiệu quả và phức tạp hơn.

Vậy, nếu sử dụng thuốc và kháng sinh sai nguyên nhân và liều lượng là lợi bất cập hại; cũng như việc thăm khám bác sĩ là phức tạp, đặc biệt không khả thi trong thời gian cách ly xã hội như hiện nay thì đâu là phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giải quyết những triệu chứng mà nhiễm trùng hô hấp có thể gây ra?

Mời bạn đọc tiếp phần sau của bài viết: Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ người mắc viêm đường hô hấp như thế nào?

Nguồn: TS Deborah Weatherspoon, Healthline

Bài Viết Liên Quan

Thông báo số phát sóng đài truyền hình

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.