Những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực giúp tâm trí an yên, tinh thần thư thái

Lê Thanh Hiền 18/07/2022

Những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, sợ hãi, tức giận đều là trạng thái mà chúng ta thường phải trải qua trong cuộc sống. Có người sẽ lựa chọn đối mặt để giải quyết, nhưng cũng không ít người lựa chọn cách kìm nén hoặc chối bỏ những cảm xúc ấy. Điều này về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực giúp tâm trí an yên bạn nhé!

Cảm xúc tiêu cực là gì?

cach-giai-toa-cam-xuc-tieu-cuc

Theo Better Health, cảm xúc tiêu cực là bất kỳ cảm giác nào khiến bạn khó chịu hoặc buồn bã. Những cảm xúc này thường sinh ra khi bạn phải đối mặt với những điều không như ý trong cuộc sống.
Cảm xúc tiêu cực của một người có thể hướng vào bản thân người đó hoặc những người khác. Nó có thể làm giảm sự tự tin và lòng nhiệt huyết của bạn đối với cuộc sống, đôi khi nó cũng sẽ làm thay đổi suy nghĩ và cách hành xử của bạn trong một số trường hợp.

Xem thêm: Các dấu hiệu căng thẳng thần kinh – Nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục

Những biểu hiện và ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực

Qua các tài liệu tham khảo từ Positive Psychology, có thể kể đến những trạng thái tiêu biểu và phổ biến nhất của cảm xúc tiêu cực bao gồm:

Tức giận

Tức giận là trạng thái phổ biến nhất của cảm xúc tiêu cực. Đây thường là phản ứng của cơ thể trước những sự việc không như ý muốn, bị lừa dối, phản bội, bị đối xử bất công…
Dạng cảm xúc tiêu cực này nên được khắc phục và kiểm soát ở mức độ thích hợp. Bởi vì thường xuyên tức giận có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm: Bệnh đau đầu ở phụ nữ, vì sao phụ nữ thường có xu hướng đau đầu hơn nam giới?

Cảm giác khó chịu, bực bội

cach-giai-toa-cam-xuc-tieu-cuc

Khó chịu, bực bội là hình thức yếu hơn của tức giận. Dạng cảm xúc tiêu cực này cũng rất phổ biến, nó xuất hiện khi bạn gặp phải những chuyện không như ý và bạn khó có thể kiểm soát được cảm giác này.

Sợ hãi

Sợ hãi là một trong những cảm xúc cơ bản cốt lõi liên quan đến ý thức bảo vệ bản thân của chúng ta. Đó có thể xem là một phản ứng đã được cải tiến để cảnh báo chúng ta về những tình huống nguy hiểm, những trở ngại hoặc thất bại chúng ta đã hoặc có thể sẽ gặp phải.

Lo lắng

Giống như sợ hãi, lo lắng có thể giúp cảnh báo chúng ta về những mối đe dọa và nguy hiểm tiềm ẩn. Nó thường được coi là một cảm xúc tiêu cực vì lo lắng có thể làm giảm khả năng phán đoán và hành động của chúng ta.

Buồn bã, sầu não

cach-giai-toa-cam-xuc-tieu-cuc

Sự buồn bã có thể xuất hiện khi bạn gặp phải sự mất mát, khi không hài lòng với bản thân hoặc hành vi của những người xung quanh.
Nỗi buồn có thể là một chất xúc tác tuyệt vời giúp ta thay đổi để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên nếu buồn bã kéo dài với mức độ nghiêm trọng không kiểm soát thì có thể dẫn đến trạng thái đau khổ, u uất và nhiều cảm xúc tiêu cực khác.

Hối hận hoặc cảm giác tội lỗi

Cảm giác tội lỗi, hối hận là một cảm xúc phức tạp có thể liên quan đến những hành vi trong quá khứ mà bạn không mong muốn nó xảy ra. Những hành vi ấy có thể đã gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh hoặc chính bản thân bạn.
Nó thể là một chất xúc tác mạnh mẽ giúp bạn thay đổi để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn chìm sâu trong cảm giác tội lỗi quá lâu sẽ khó có thể thoát ra và gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần của bạn.

Lãnh đạm, thờ ơ, không cảm xúc

Lãnh đạm là một cảm xúc phức tạp, dạng cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến bạn mất đi sự nhiệt tình, động lực hoặc hứng thú với những thứ bạn đã từng yêu thích.
Tương tự như tức giận, lãnh đạm có thể phát sinh khi bạn mất kiểm soát trước một tình huống hoặc sự kiện đặc biệt nào đó. Nhưng thay vì biểu hiện cảm xúc dữ dội như tức giận, bạn sẽ trở nên không cảm xúc và hoàn toàn thờ ơ với những sự việc ấy.

Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

cach-giai-toa-cam-xuc-tieu-cuc

Cảm xúc tiêu cực cũng có vai trò riêng của nó và không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng xấu. Trong những tình huống thích hợp, nó giúp bạn có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm và tạo động lực cho bạn.
Tuy nhiên những cảm xúc tiêu cực ấy nếu xuất hiện trong thời gian dài mà không có biện pháp giải tỏa một cách hợp lý sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và có thể trở thành bức tường ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống.

Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra rằng cảm xúc tiêu cực làm tăng nồng độ cortisol – hormone căng thẳng, từ đó sẽ làm gia tăng cảm giác căng thẳng cho tâm trí và cơ thể. Điều này không những khiến bạn không thoải mái mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu căng thẳng trở thành mãn tính hoặc đạt đến mức nghiêm trọng.
Một nghiên cứu mới của Đại học Zurich phối hợp với Đại học Amsterdam đã chỉ ra rằng cảm xúc tiêu cực có thể tác động đáng kể đến các tương tác xã hội của bạn, làm giảm mức độ tin tưởng của bạn dành cho người khác. Ngoài ra nó cũng góp phần làm giảm khả năng phán đoán và đưa ra quyết định của bạn.

Những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực có thể sẽ hữu ích với bạn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kìm nén cảm xúc sẽ không hiệu quả và thậm chí có thể gây hại cho tâm trí và sức khỏe. Vì vậy, thay vì cố gắng phớt lờ hoặc chối bỏ những cảm xúc ấy, bạn hãy tìm cách hiểu rõ, chấp nhận và từ đó tìm ra những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực hiệu quả, giúp ích cho tâm trạng của mình.
Qua các tài liệu tham khảo từ Tổ chức Sức khỏe Tinh thần Hoa Kỳ (MHA), cùng điểm qua những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực mà bạn có thể dễ dàng thực hiện, bao gồm:

Cải thiện tâm trạng hiện tại

  • Đọc truyện, xem phim, xem video vui nhộn
  • Chơi với thú cưng
  • Dọn dẹp lại phòng ngủ
  • Lập danh sách các địa điểm muốn đi du lịch
  • Viết – bạn có thể viết một câu chuyện, một bài thơ hoặc viết bất cứ thứ gì bạn thích vào nhật ký.
  • Vận động – khiêu vũ, chạy bộ hoặc chơi thể thao giúp nâng cao tinh thần, rèn luyện sức khỏe
  • Trồng cây, chăm sóc hoa cỏ
  • Chơi game, làm thủ công, tô màu, vẽ… làm bất cứ việc gì bạn cảm thấy yêu thích và có hứng thú.

Đáp ứng những nhu cầu của cơ thể

cach-giai-toa-cang-thang
  • Uống một ly nước, ăn một bữa ăn nhẹ
  • Tắm vòi sen hoặc tắm bồn
  • Ngừng suy nghĩ và ngủ một giấc

Giải phóng những cảm xúc bạn đang chịu đựng

  • Vẽ hoặc viết ra cảm giác hiện tại của bạn (Nên sử dụng giấy bút thay vì mạng xã hội)
  • Đấm vào gối, la hét, nói ra hết cảm xúc bạn đang dồn nén
  • Hãy cho phép bản thân khóc nếu có thể
  • Tâm sự và tìm kiếm lời khuyên từ những người bạn tin tưởng

Giải quyết vấn đề dẫn đến cảm xúc tiêu cực của bạn

  • Lập danh sách các giải pháp có thể cho vấn đề đó
  • Lập danh sách những điểm mạnh của bạn. Điều này có thể giúp bạn phấn chấn hơn, tăng sự tự tin và giảm bớt cảm giác chán nản hiện tại.
  • Nếu có người khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy nói chuyện trực tiếp để giải quyết vấn đề với họ

Thực hiện những bài tập thư giãn

  • Đọc quyển sách, nghe nhạc, podcast
  • Tập yoga, thiền
  • Các bài tập hít thở, giãn cơ
  • Xoa bóp, massage, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết

Kiểm soát stress bằng những giải pháp tự nhiên

Khóa học Kiểm soát stress bằng y học cổ truyền do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối sẽ giúp bạn chủ động hơn khi đối diện với căng thẳng và có khả năng loại bỏ dần những tác hại của stress ra khỏi cơ thể và tâm trí của mình.

Tham gia khóa học bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về những thao tác xoa bóp, massage, bấm huyệt theo nguyên lý Y học Cổ truyền giúp thư giãn toàn thân. Từ những tác động đó sẽ giúp bạn chủ động giải phóng và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực cũng như căng thẳng một cách hiệu quả, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Nguồn tham khảo:

-Tổ chức Sức khỏe Tinh thần Hoa Kỳ (MHA) / Helpful Vs Harmful: Ways To Manage Emotions

-Positive Psychology / What are Negative Emotions and How to Control Them?

-Very Well Mind / How to Deal With Negative Emotions

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.