Những lưu ý về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ sơ sinh
admin 11/09/2021
Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường sống trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của trẻ sau này. Chế độ ăn uống trong những năm đầu đời cũng vậy. Chúng ta cần xây dựng một thực đơn thật hợp lý để giúp trẻ có điều kiện phát triển thể chất một cách tốt nhất cũng như tạo thói quen ăn uống cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý đến từ các chuyên gia, tổ chức y tế uy tín trên thế giới khi lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống cho bé.
Xem thêm: Có nên massage cho trẻ sơ sinh không?
Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho bé trong những năm đầu đời?
Sở thích và thói quen ăn uống của trẻ em được hình thành từ sớm và ảnh hưởng đến việc phát triển cũng như sức khỏe của chúng trong tương lai. Nhiều người lớn khuyến khích trẻ em ăn nhiều và dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Họ không biết được rằng, béo phì có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe. Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, một số bệnh ung thư và tiểu đường loại 2 ở tuổi trưởng thành. Và trẻ em có nguy cơ mắc béo phì, thừa cân nhiều hơn người lớn.
Tình trạng béo phì ngày càng xuất hiện ở các độ tuổi nhỏ hơn. Bằng chứng cho thấy tăng cân nhanh chóng ở trẻ sơ sinh có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bị béo phì trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Xem thêm: Mẹ nên chơi gì với bé ở tuổi sơ sinh
Lời khuyên về dinh dưỡng cho bé từ 6 đến 36 tháng tuổi
Theo Ủy ban cố vấn khoa học về dinh dưỡng của Anh (SACN):
- Không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi ăn thức ăn dạng đặc
- Em bé từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên sử dụng thức uống là sữa mẹ và sữa công thức cho trẻ sơ sinh, nước.
- Em bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn một số loại thức ăn dạng đặc
- Đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ: nhiều loại thực phẩm, hương vị khác nhau
- Không nên thêm muối hay đường vào thức ăn của em bé trong độ tuổi này.
Xem thêm: Bạn thực sự đã biết các thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh
Ngăn ngừa sâu răng cho trẻ em dưới 3 tuổi khi ăn uống:
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi nên được làm quen với việc uống bằng cốc, và nên dừng cho trẻ từ 1 tuổi bú bình
- Không nên thêm đường vào thức ăn hay đồ uống của trẻ sơ sinh
- Nên giảm tần suất và số lượng thức ăn, đồ uống có đường
- Khi dùng thuốc thì hãy lựa chọn loại không đường
- Chỉ nên uống sữa hoặc nước giữa các bữa ăn
- Nếu cho trẻ ăn trái cây khô, bạn nên cho trẻ ăn như một phần của bữa ăn chứ không phải như một bữa ăn nhẹ giữa bữa ăn. Vì trái cây khô có khả năng gây cariogenic (gây sâu răng)
Hướng dẫn Y tế công cộng của Viện Y tế và chất lượng điều trị quốc gia Anh (NICE) đối với sức khỏe răng miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm các khuyến nghị liên quan đến chế độ ăn uống và cho ăn như sau:
- Chỉ sử dụng bình khi cho trẻ uống sữa mẹ đã vắt ra, sữa bột cho trẻ sơ sinh hoặc nước đun sôi để nguội.
- Cho trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 1 tuổi tập uống nước trong cốc.
- Không khuyến khích việc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên dùng bình để uống
- Hạn chế dùng bánh quy hoặc kẹo làm đồ ăn vặt cho trẻ
- Khuyến khích việc sử dụng đồ ăn nhẹ không có muối và đường giữa các bữa ăn (Ví dụ có thể cho trẻ ăn rau hoặc trái cây)
- Có thể uống sữa hoặc nước, nước trái cây pha loãng giữa các bữa ăn
Bên cạnh đó, bố mẹ/ người chăm sóc không nên:
- Thêm đường hay bất kỳ thức ăn dạng rắn nào vào bình đựng đồ uống cho trẻ
- Thêm mật ong, đường vào thức ăn, đồ uống
- Cho trẻ uống nước trái cây hoặc đồ uống có đường trước khi đi ngủ
Xem thêm: Dự phòng và trị liệu nứt vú ở phụ nữ cho con bú tại nhà
Chế độ ăn uống cho bé từ 6 đến trên 12 tháng tuổi?
Trẻ em từ 6 tháng tuổi
- Cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn đặc một lần mỗi ngày. Và sữa mẹ, sữa bột dành cho trẻ sơ sinh vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho em bé.
- Bắt đầu quá trình tập ăn dặm với các loại rau và trái cây riêng lẻ hoặc ngũ cốc trẻ em
- Tăng dần số lượng và sự đa dạng của thực phẩm cho em bé ăn
- Cho trẻ ăn các loại rau không quá ngọt, để giúp em bé làm quen dần với một loạt các hương vị
- Không cần thêm muối hay đường vào thức ăn cho em bé. Vì chúng có thể gây sâu răng cũng như không tốt cho thận
Trẻ em từ 7 – 9 tháng tuổi
- Cho trẻ làm quen với việc ăn 3 bữa một ngày (sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng ở lứa tuổi này).
- Cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau là điều quan trọng để đảm bảo trẻ nhận được đủ năng lượng và chất dinh dưỡng (chẳng hạn như sắt). Tiếp tục sử dụng nhiều loại thực phẩm, ngay cả những loại mà chúng có vẻ không thích và để chúng làm quen với các loại hương vị riêng.
- Không cần thêm muối hay đường vào thức ăn cho em bé. Vì chúng có thể gây sâu răng cũng như không tốt cho thận
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng không cần ăn dặm, hãy cho trẻ ăn thêm sữa ngoài nếu cần.
Trẻ em từ 10 -12 tháng tuổi
- Bé đã quen với việc ăn 3 bữa 1 ngày ngoài sữa
- Bữa trưa có thể gồm một món chính và các món ăn tráng miệng như trái cây hoặc sữa chua không đường.
- Không cho thêm muối hay đường vào đồ ăn cho em bé
Trẻ em từ 12 tháng trở lên
- Cho em bé ăn 3 bữa một ngày. Ngoài ra, có thể cho bé ăn bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính bằng các loại trái cây, sữa chua,…
- Vẫn không thêm muối hoặc đường vào thức ăn hoặc đồ uống của bé
- Trẻ đã có thể uống sữa bò nguyên chất và các sản phẩm từ sữa có chứa chất béo.
- Tránh đồ ngọt
Xem thêm: Biện pháp giúp bà bầu giảm khó chịu với bàn chân sưng phù
Chế độ ăn uống cũng như cách lựa chọn thực phẩm cho bé, chính là một trong những cách chăm sóc sức khỏe chủ động trong những năm đầu đời, mang ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bài viết trên đã đưa ra một số gợi ý giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống cho em bé một cách khoa học. Hãy cân nhắc những điều trên khi lựa chọn thực phẩm cho bé nhé!