Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

admin 02/06/2023

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một trình trạng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về chủ đề trên để giúp việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhé!

1. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Alzheimer’s Association, hiện nay có hơn 55 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ trên toàn thế giới và mỗi năm có đến gần 10 triệu ca mắc mới đặc biệt là người cao tuổi.

sa sut tri tue o nguoi cao tuoi
Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ là thuật ngữ chỉ một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là kết quả của nhiều vấn đề sức khỏe và các chấn thương liên quan ảnh hưởng đến não. Hội chứng Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và 60–70% trường hợp sa sút trí tuệ được phát triển từ Alzheimer.

Bộ não được phân thành nhiều vùng riêng biệt, mỗi vùng chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau, chẳng hạn như: trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và vận động. Khi tế bào trong bất kỳ vùng nào bị hư hỏng thì vùng đó sẽ không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường.

Sa sút trí tuệ là do tổn thương các tế bào não gây cản trở khả năng giao tiếp của các tế bào não với nhau. Khi các tế bào não không thể giao tiếp bình thường, suy nghĩ, hành vi và cảm xúc có thể bị ảnh hưởng.

Tình trạng này thường sẽ nặng dần theo thời gian và tuổi tác. Mặc dù chủ yếu ảnh hưởng đến những người cao tuổi nhưng vẫn có thể có những trường hợp mắc sa sút trí tuệ ở độ tuổi trẻ hơn.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sa sút trí tuệ là hội chứng có thể do sự lão hóa hoặc một số vấn đề sức khỏe, nhiễm trùng, chấn thương gây ra.

sa sut tri tue o nguoi cao tuoi

Theo thời gian nó sẽ phá hủy các tế bào thần kinh và làm tổn thương não. Từ đó dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức và các rối loạn sinh học. Sự suy giảm chức năng nhận thức thường đi kèm với những thay đổi về tâm trạng, khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi hoặc động lực.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gồm:

  • Tuổi tác: phổ biến hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên
  • Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Uống quá nhiều rượu
  • Không hoạt động thể chất
  • Ít có sự giao tiếp xã hội
  • Chấn thương não: Các chấn thương não nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
  • Trầm cảm; Hội chứng Parkinson; Hội chứng Down
  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc các vấn đề về tuyến giáp

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gây ra những tác động về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế, không chỉ đối với những người mắc sa sút trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến những người chăm sóc họ. Sự thiếu nhận thức và hiểu biết về chứng sa sút trí tuệ đôi khi còn dẫn đến sự kỳ thị và các rào cản đối với việc chẩn đoán và chăm sóc.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Từ A-Z thông tin về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

3. Các giai đoạn sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Dấu hiệu và triệu chứng

Theo Medical News Today và Cleveland Clinic, các dấu hiệu và triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có thể phân theo các giai đoạn:

3.1. Giai đoạn đầu

sa sut tri tue o nguoi cao tuoi
Giia đoạn đầu của sa sút trí tuệ

Nhìn chung trong giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ, các triệu chứng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng có thể xảy ra sớm bao gồm:

  • Các vấn đề về trí nhớ: Chẳng hạn như một người có thể gặp các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn, không thể nhớ được đã ăn những gì vào buổi sáng.
  • Khó tập trung: Dễ bị xao nhãng mà mất tập trung vào việc đang làm, không thể theo kịp nội dung của các cuộc trò chuyện hàng ngày.
  • Mất phương hướng: Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về thời gian và địa điểm. Chẳng hạn một người có thể quên mất mình đang đi đâu, thậm chí sẽ quên cả đường về nhà.
  • Vấn đề giao tiếp: Có thể quên mất những từ thông dụng hoặc sử dụng những từ không phù hợp với ngữ cảnh. Điều này có thể khiến nội dung cuộc đối thoại, bài phát biểu hoặc bài viết của họ trở nên khó hiểu.
  • Gặp khó khăn trong việc nhận thức không gian: Chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách và không gian, dễ bị vấp ngã, va đập vào đồ vật xung quanh.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các công việc thường ngày: Chẳng hạn có thể gặp khó khăn trong việc nhớ quần áo nào cần mặc hoặc quên hay nhớ nhầm các bước liên quan đến việc nấu ăn hàng ngày.

3.2. Giai đoạn giữa

sa sut tri tue o nguoi cao tuoi
Giai đoạn giữa của sa sút trí tuệ

Khi chứng sa sút trí tuệ ngày ngày tiến triển, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn với các biểu hiện:

  • Chứng dễ quên trở nên ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn
  • Có thể sẽ bị lạc trong chính ngôi nhà của mình
  • Thường xuyên gặp các khó khăn trong giao tiếp và gặp các chướng ngại giao tiếp
  • Cần phải được giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân
  • Xuất hiện những triệu chứng thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như liên tục hỏi những câu hỏi giống nhau.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Người cao tuổi uống sâm có tốt không?

3.3. Giai đoạn muộn

cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Đến giai đoạn này, các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Vấn đề về trí nhớ: Sẽ phát triển nghiêm trọng đến mức người mắc có thể không nhận ra nhà mình hoặc những người thân trong gia đình.
  • Vấn đề giao tiếp: Người bị sa sút trí tuệ đến giai đoạn này có thể mất khả năng nói và đôi khi chỉ giao tiếp bằng cách sử dụng nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể.
  • Thay đổi về hành vi và tâm lý: Có thể trở nên kích động, chán nản hoặc lo lắng, xuất hiện tình trạng bị ảo giác hoặc đi loanh quanh mà không có mục đích rõ ràng.
  • Tiêu tiểu không tự chủ: Điều này có thể xảy ra trong giai đoạn sau của chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
  • Cảm giác không ngon miệng và giảm cân: Có thể gặp khó khăn khi ăn và nuốt, trở chán ăn từ đó dẫn đến giảm cân không kiểm soát.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Những điều cần biết về huyết áp người trên 70 tuổi

4. Các dạng phổ biến của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Theo Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA – Hoa Kỳ), các loại sa sút trí tuệ bao gồm:

  • Alzheimer: Đây là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất ở người cao tuổi. Alzheimer gây ra bởi những thay đổi trong não, bao gồm sự tích tụ bất thường của protein hay còn gọi là mảng amyloid và các đám rối thần kinh
  • Sa sút trí tuệ vùng trán thái dương: Đây là một dạng sa sút trí tuệ hiếm gặp có xu hướng xảy ra ở những người dưới 60 tuổi. Vấn đề sức khỏe này có liên quan đến số lượng hoặc một dạng bất thường của protein và TDP-43.
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy: Đây là một dạng sa sút trí tuệ gây ra bởi sự lắng đọng bất thường của protein alpha-synuclein, được gọi là thể Lewy.
  • Sa sút trí tuệ mạch máu: Đây là một dạng sa sút trí tuệ do các tình trạng làm tổn thương các mạch máu trong não hoặc làm gián đoạn dòng chảy của máu và oxy đến não.
  • Chứng mất trí hỗn hợp: Đây là sự kết hợp của hai hoặc nhiều loại sa sút trí tuệ. Ví dụ, thông qua các nghiên cứu khám nghiệm liên quan đến những người lớn tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng ở nhiều người có sự kết hợp của những thay đổi não bộ liên quan đến các dạng sa sút trí tuệ khác nhau.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 5 bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi đơn giản và dễ tập nhất

5. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Biện pháp phòng ngừa và cách chăm sóc

cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo Cleveland Clinic, mặc dù không thể ngăn ngừa sa sút trí tuệ, nhưng lối sống lành mạnh cũng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ.

Bảo vệ các mạch máu không bị tích tụ cholesterol, duy trì chỉ số huyết áp ổn định, duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh, duy trì cân nặng khỏe mạnh,… Những việc này về cơ bản sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất có thể, từ đó có thể giữ cho não bộ được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường.

Một số biện pháp cụ thể và thói quen lành mạnh mà bạn có thể thực hiện để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc
  • Duy trì chế độ gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, cá và động vật có vỏ, các loại hạt, đậu, dầu ô liu. Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chỉ nên ăn một lượng nhỏ nhất định trong các bữa ăn
  • Duy trì thói quen vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Đảm bảo não bộ luôn được hoạt động thường xuyên (giải câu đố, trò chơi đoán chữ và các hoạt động kích thích tinh thần khác). Những hoạt động này có thể trì hoãn sự khởi đầu của chứng sa sút trí tuệ.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tương tác với mọi người, thảo luận về các vấn đề trong đời sống hàng ngày và giữ cho tâm trí, trái tim và tâm hồn luôn được gắn kết.

Tổng kết

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài biết trên đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, từ đó có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, cải thiện và nâng cao chất lượng của sống của những người thân yêu nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Tổ chức Y tế Thế giới WHO / Dementia
  • Alzheimer’s Association / What Is Dementia?
  • Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA – Hoa Kỳ) / What Is Dementia? Symptoms, Types, and Diagnosis
  • Medical News Today / What are the symptoms of dementia in older adults?
  • Cleveland Clinic / Dementia

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Thông báo số phát sóng đài truyền hình

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.