Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân do đâu? Cách khắc phục
admin 22/10/2022
Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy tìm hiểu về nội dung này ở phần bài viết sau đây nhé.
1. Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân do đâu?
Nhiều người thường hay chủ quan nghĩ việc bị đau nhức chân khi ngủ dậy là chuyện bình thường, cho nên thay vì tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục từ sớm, họ lại lơ là bỏ qua các dấu hiệu này. Trên thực tế, đây là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau:
1.1 Viêm cân gan bàn chân
Hầu hết những người bị viêm cân gan bàn chân sẽ bị đau lòng bàn chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây là tình trạng viêm xảy ra ở cơ gan chân (phần mô nối xương gót chân với ngón chân, hỗ trợ vòm bàn chân) từ đó dẫn đến đau nhức lòng bàn chân và gót chân.
1.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một tình trạng mãn tính do rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Nó khởi phát từ khi các tự kháng thể tấn công vào cơ quan hoặc các mô khỏe mạnh của một vùng do hệ miễn dịch bị rối loạn. Từ đó dẫn đến bị sưng, cứng, đỏ, nóng và đau nhức ở các khớp (bao gồm cả các khớp của bàn chân). Ngoài ra viêm khớp dạng thấp còn gây tê cứng bàn chân, đau và mềm ở lòng bàn chân dẫn đến tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân.
>> Xem thêm: Các vị trí đau lòng bàn chân và những ảnh hưởng đến sức khỏe
1.3. Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân: Viêm gân gót chân
Viêm gân gót chân xảy ra khi gân nối xương gót và cơ bắp ở chân bị viêm hoặc kích thích. Viêm gân Achilles thường xảy ra ở những người sử dụng gân gót chân quá mức như chạy, nhảy liên tục hoặc tiếp đất từ trên cao xuống không đúng kỹ thuật. Từ đó dẫn đến hiện tượng bị đau lòng bàn chân vào buổi sáng đặc biệt là khi đi những bước đi đầu tiên
1.4. Hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là dị tật khi lòng bàn chân bằng phẳng (có thể quan sát khi đứng ở trên mặt phẳng), không tạo hình vòm lõm vào như bình thường. Đôi lúc tình trạng này sẽ gây đau mắt cá chân và lòng bàn chân. Đây là một hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ thường có thể tự khỏi khi trẻ đến 6 tuổi mà không cần hỗ trợ điều trị và cũng không gây nên các vấn đề cản trở khi hoạt động.
>> Xem thêm: 4 lợi ích tuyệt vời của ngâm chân nước ấm trước khi ngủ được bác sĩ khuyến khích
1.5. Gai gót chân
Đôi khi gai gót chân có thể gây nên tình trạng bị đau lòng bàn chân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thông thường các gai xương phát triển ở mặt dưới hoặc phía sau gót chân do việc lắng tụ canxi. Các gai thường có hình móc câu nhọn, kéo dài từ phía gót chân đến vòm bàn chân, kích thước 1.5cm. Gai gót chân thường không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên theo thời gian gai xương sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của bàn chân như các dây thần kinh và mô khác trong khu vực. Điều này có thể gây đau đớn đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
1.6. Chấn thương
Tình trạng này xảy ra trong trường hợp tiếp đất từ trên cao xuống không đúng kỹ thuật , chạy chân trần quãng đường dài hoặc mang giày không vừa vặn , các hoạt động thể chất gắng sức khiến các mô bị tổn thương. Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân do các chấn thương thường không nghiêm trọng và có thể tự lành sau vài ngày.
>> Xem thêm: Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi? Phương pháp sơ cứu RICE là gì?
2. Khắc phục sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân
Một vài biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe chủ động, hạn chế và cải thiện tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân:
- Duy trì trọng lượng ở mức vừa phải, an toàn. Giảm cân nếu quá béo hoặc dư thừa mỡ để tránh tăng áp lực lên lòng bàn chân.
- Hoạt động thể chất và luyện tập vừa sức. Bổ sung đầy đủ nước và nghỉ giải lao giữa những buổi tập.
- Mang giày hoặc dép vừa vặn có đệm hỗ trợ vòm chân.
- Tránh đi bộ hoặc chạy bộ nhiều trên nền cứng, không nên đứng lâu, tiếp đất đúng kỹ thuật khi nhảy từ trên cao xuống.
- Thường xuyên xoa bóp và chườm ấm giúp thư giãn lòng bàn chân. Chườm lạnh sau mỗi buổi luyện tập giúp co mạch, giảm đau và sưng hiệu quả
- Giữ tư thế tốt khi chơi thể thao, lao động hay làm việc nặng
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp cải thiện sự dẻo dai và sức bền cho hệ xương khớp.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng . Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, protein, chất chống oxy hóa và omega 3
- Uống paracetamol giúp giảm đau. Không nên dùng ibuprofen để giảm đau trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.
- Nâng cao bàn chân bị thương khi nghỉ ngơi và khi ngủ sẽ giúp giảm cảm giác đau mỏi và sưng ở chân
3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gặp bác sĩ nếu tình trạng đau lòng bàn chân có các biểu hiện sau đây:
- Cơn đau dữ dội gây nhiều cản trở hoạt động thường ngày của bạn
- Cơn đau ngày càng nặng hơn hoặc tái phát trở lại
- Có các vết thương hở ở chân
- Nghi ngờ bị đứt gân hoặc gãy xương ở chân
- Cơn đau không giảm sau 3-5 ngày chăm sóc
- Cảm giác ngứa ran hoặc bị mất cảm giác ở chân
>> Xem thêm: Xoa bóp chân trước khi ngủ – Liệu pháp vàng giúp nâng cao sức khỏe
4. Kết luận
Hy vọng các thông tin tổng hợp trên đây có thể mang đến lời giải đáp cho bạn về nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân và cách để cải thiện những cơn đau nhức này. Nếu tình trạng sưng và đau nhức lòng bàn chân dữ dội không thuyên giảm cần đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Nguồn: benhvienthucuc, hellobacsi