Mẹo cải thiện và chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ

admin 27/02/2023

Mặc dù tai biến mạch máu não nhẹ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và lớn tuổi nhưng xã hội hiện đại với nhiều yếu tố tác động đã khiến độ tuổi mắc phải tình trạng này đang dần trẻ hóa. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe đáng lo ngại này, từ đó nắm được những phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động giúp phòng ngừa từ sớm và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé!

1. Tai biến mạch máu não nhẹ là gì?

tai bien mach mau nao nhe
Tai biến mạch máu não nhẹ

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), tai biến mạch máu não (CVA), hay còn gọi là đột quỵ, là tình trạng mất lưu lượng máu đến một phần của não làm tổn thương mô não. Tình trạng này thường do cục máu đông và vỡ mạch máu trong não. Khi các tế bào não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết từ máu sẽ dẫn đến tình trạng chết tế bào não chỉ trong vòng vài phút, từ đó dẫn đến sự tổn thương cấp tính có thể gây ra các biến chứng lâu dài về sau.

Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 85%trường hợp tai biến mạch máu não nhẹ là thiếu máu não cục bộ và 15% các trường hợp còn lại là do xuất huyết não.

2. Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não nhẹ

Theo Mayo Clinic (Hoa Kỳ), các dấu hiệu và triệu chứng của chứng tai biến bao gồm:

  • Khó khăn trong giao tiếp, thường xuyên cảm thấy bối rối, nói lắp, khó hiểu.
  • Tê liệt: có thể đột nhiên bị tê, yếu hoặc liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Các dấu hiệu có thể gặp: xệ một bên miệng, một bên tay hoặc chân bị mất sức, yếu hoặc tê liệt hoàn toàn…
  • Đột nhiên bị mờ hoặc hoàn toàn mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
  • Khó khăn trong di chuyển, đi lại: Dễ bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp tứ chi.
tai bien mach mau nao nhe
Tai biến mạch máu não nhẹ

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ đã đề xuất quy tắc ACT FAST để nhận biết sớm các triệu chứng ban đầu của tai biến mạch máu não:

  • F (Face – Khuôn mặt): Khuôn miệng rũ xuống khi cười hoặc mặt bị lệch, không đều.
  • A (Arm – Cánh tay): Tay bị tê hoặc yếu, mất sức. Có thể kiểm tra bằng cách nhấc cả hai tay lên. Nếu cánh tay bị rơi xuống đột ngột dù đã cố gắng giữ lại thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo.
  • S (Speech difficulty – Khó khăn trong khả năng nói) – Nói lắp hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu được lời nói từ người khác.
  • T (Time – Thời gian) – Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, ngay cả khi chỉ thoáng qua, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.

3. Nguyên nhân và phân loại và các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não nhẹ

Theo các thông tin tổng hợp từ Mayo Clinic (Hoa Kỳ) và MedlinePlus, dựa vào nguyên nhân có thể chia tai biến mạch máu não (đột quỵ) thành các dạng:

3.1. Đột quỵ thiếu máu cục bộ (Ischemic Stroke)

tai bien mach mau nao nhe
Tai biến mạch máu não nhẹ

Đây là loại tai biến mạch máu não phổ biến nhất. Nó xảy ra khi các mạch máu trong não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng (thiếu máu cục bộ).

Mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp có thể do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông và các mảng bám di chuyển trong dòng máu, thường bắt nguồn từ tim và đọng lại trong các mạch máu ở não. Cục máu đông thường hình thành trong các động mạch bị tổn thương do tích tụ mảng bám (xơ vữa động mạch). Nó có thể xảy ra ở động mạch cảnh cổ cũng như các động mạch khác.

Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

3.2. Đột quỵ xuất huyết (Hemorrhagic Stroke)

tai bien mach mau nao nhe
Tai biến mạch máu não nhẹ

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ mạch. Xuất huyết não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ đó ảnh hưởng đến các mạch máu. Các yếu tố liên quan đến đột quỵ xuất huyết bao gồm:

  • Huyết áp cao không được kiểm soát => Huyết áp cao nên làm gì?
  • Lạm dụng các chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu)
  • Xuất hiện tình trạng phình ở những điểm yếu trong thành mạch máu (phình động mạch)
  • Chấn thương (chẳng hạn như tai nạn xe hơi)
  • Sự lắng đọng protein trong thành mạch máu dẫn đến yếu thành mạch (Amyloidosis – Chứng mạch máu dạng bột)
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết não.
  • Một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây xuất huyết não là do đám mạch máu có thành mỏng không đều bị vỡ (hội chứng dị dạng động tĩnh mạch).

3.3. Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA – Transient Ischemic Attack)

tai bien mach mau nao nhe
Tai biến mạch máu não nhẹ

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay còn được gọi là cơn đột quỵ nhỏ, là một giai đoạn tạm thời chỉ kéo dài trong vài phút. TIA gây ra bởi sự cung cấp máu cho một phần của não bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn, có thể kéo dài ít nhất là năm phút và không gây ra các tổn thương hay tai biến vĩnh viễn.

Giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, sự tắc nghẽn trong cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi có cục máu đông hoặc các mảnh vụn làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến một phần của hệ thần kinh.

Các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua giống như các triệu chứng đột quỵ khác, nhưng không kéo dài lâu. TIA xảy ra đột ngột và bao gồm các triệu chứng: Tê hoặc yếu các chi, đặc biệt là ở một bên cơ thể.

>> ĐỌC THÊM: Thực hư về việc thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não

3.4. Ai có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não?

Các yếu tố rủi ro do lối sống làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không hoạt động thể chất
  • Thường xuyên hút thuốc và uống rượu bia
  • Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine.

Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe sẵn có cũng có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động
  • Cholesterol cao
  • Đái tháo đường
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA)
  • Các vấn đề tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim không đều, chẳng hạn như rung tâm nhĩ.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Nhiễm COVID-19

Các yếu tố khác có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Yếu tố sắc tộc: Người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người thuộc chủng tộc khác.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên từ độ tuổi trung niên về sau, phụ nữ lại có tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn nam giới.
  • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bằng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não.

>> ĐỌC THÊM: 5 nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi nhiều người đang mắc phải

4. Biện pháp cải thiện và nâng cao sức khỏe giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ

Theo các thông tin tổng hợp từ CDC Hoa Kỳ và Harvard Health Publishing, các biện pháp giúp phòng ngừa sớm tai biến mạch máu não nhẹ bao gồm:

4.2. Lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe

cham soc suc khoe chu dong
Tai biến mạch máu não nhẹ

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Cholesterol cao và huyết áp cao làm tăng khả năng bị đột quỵ. Do đó nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol vì có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao. Hạn chế sử dụng muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ hạ huyết áp với người mắc huyết áp cao.

4.3. Duy trì mức cân nặng hợp lý

Béo phì và các biến chứng liên quan (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường) sẽ làm tăng khả năng bạn bị đột quỵ.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là từ 25 trở xuống, để đạt được chỉ số này nên áp dụng các biện pháp:

  • Cố gắng nạp vào cơ thể không quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn).
  • Tăng số lượng các bài tập thể dục với các hoạt động như đi bộ, chơi golf hoặc chơi quần vợt…

4.4. Hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm mức cholesterol cũng như ổn định huyết áp.

Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên dành ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần để hoạt động thể chất với cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên thì nên dành khoảng 1 giờ/ngày để hoạt động thể chất.

4.5. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc

cham soc suc khoe chu dong
Hạn chế rượu bia, không hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể khả năng bị tai biến mạch máu não. Cai thuốc lá cũng sẽ có tác dụng đáng kể đối với các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến đột quỵ như cao huyết áp, tăng cholesterol…

Hạn chế việc uống quá nhiều rượu bia vì nó có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo nam giới không nên uống quá hai ly rượu mỗi ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly mỗi ngày.

>> ĐỌC THÊM: Lưu ý cách phòng tránh đột quỵ khi trời trở lạnh

4.6. Kiểm soát các vấn đề sức khỏe sẵn có

Các vấn đề sức khỏe sẵn có sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các cơn tai biến mạch máu não. Do đó, việc kiểm soát các vấn đề sức khỏe này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa đột quỵ.

Cụ thể nên cố gắng duy trì ổn định chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol. Ngoài ra, người bị đái tháo đường hoặc các vấn đề tim mạch cũng nên chủ động kiểm soát ổn định các tình trạng này để tránh nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Kết luận

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ đang dần trở nên phổ biến chính là mối đe dọa sức khỏe hàng đầu trong xã hội ngày nay. Hy vọng rằng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong hoạt động chăm sóc sức khỏe chủ động, phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ và nâng cao sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) / cerebrovascular accident
  • Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ / Cerebrovascular Disease
  • Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) / Prevent Stroke: What You Can Do
  • Harvard Health Publishing / 7 things you can do to prevent a stroke
  • Mayo Clinic (Hoa Kỳ) / Stroke
  • MedlinePlus / Stroke

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.