Tạm biệt thoái hóa đốt sống cổ nhờ những giải pháp an toàn, tự nhiên

Lê Thanh Hiền 07/09/2022

Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng xương khớp ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng thoái hóa các đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng. Sau đó, các triệu chứng thoái hóa đốt sống xuất hiện, gây đau cổ vai gáy đặc biệt là khi vận động, cúi, xoay hoặc ngửa cổ.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ: Trong thời kỳ đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bị thoái hóa có những triệu chứng như:

  • Thực hiện các động tác ở cổ bị vướng, khó khăn và đau thậm chí vẹo cổ.
  • Đau kéo dài từ gáy lan ra các vùng tai, cổ, bả vai… gây ảnh hưởng tư thế đầu cổ. Đau thường lan lên đầu, gây ra nhức đầu ở vùng trán.
  • Có thể gây ra tê liệt hoặc mất cảm giác ở cánh tay
  • Khi ngủ dậy thường xuyên bị cứng cổ gây đau khi di chuyển đầu.
  • Dấu hiệu Lhermitte: là triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn gọi là hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi bạn cúi cổ về trước, nó có thể kết thúc nhanh hoặc kéo dài.

>> Xem thêm: Cảnh giác trước hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng

Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

thoai hoa dot song co

Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng sẽ làm sức khỏe của chúng ta sụt giảm nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả công việc, những cơn đau làm tinh thần của bạn không thoải mái. Nếu không được trị liệu sớm và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng khôn lường:

  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa đốt sống cổ lan ra vùng đầu, gây đau đầu và tác động làm tổn thương lỗ tiếp hợp từ đó gây rối loạn tiền đình. Người bị rối loạn tiền đình thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ hoa mắt chóng mặt.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh giao cảm cổ, gây nên hội chứng giao cảm cổ sau rất phức tạp và triệu chứng lâm sàng đối với tim và các nội tạng khác. Gây rối loạn vận động chân tay do tủy sống bị chèn ép
  • Hẹp ống sống: Đến một giai đoạn nhất định, tại khu vực cột sống cổ bị thoái hóa sẽ xuất hiện gai xương. Không gian tủy sống do vậy cũng bị thu hẹp đáng kể gây ra biến chứng hẹp ống sống. Bạn sẽ thường có cảm giác tê, yếu tại các chi và thân mình.

Với những biến chứng nêu ở trên, việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Bạn nên yêu bản thân và chọn phương pháp phù hợp để cải thiện tốt nhất.

>> Xem thêm: Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống_Bạn đã thực sự hiểu?

Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ

thoai hoa dot song co

Thoái hóa đốt sống cổ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nghề nghiệp nên do đó việc phòng tránh có vai trò rất lớn:

  • Đối với những người làm văn phòng, thường xuyên làm việc với máy tính cần tạo cho mình những thói quen để bảo vệ sức khỏe. Luyện tập và thay đổi các tư thế đơn giản và chế độ ăn uống đầy đủ: bổ sung các dưỡng chất có chứa vitamin D,..
  • Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp vùng cổ thường xuyên bằng những phương pháp tự nhiên thực hành bấm huyệt thông kinh lạc: đầu mặt, cổ gáy, vai tay
  • Khi ngủ bạn nên tránh nằm một tư thế quá lâu, không nằm sấp khiến cổ bị gập xuống
  • Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng
  • Trong cuộc sống hiện đại, những bạn trẻ nên biết cách cân bằng cuộc sống, hạn chế stress, căng thẳng và hoạt động quá mức.
  • Không nên sử dụng thuốc lá và các chất kích thích vì chất nicotine khiến cho đĩa đệm bị ngăn chặn không thể hấp thu được các dưỡng chất và vitamin cần thiết.

>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối không? Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Bấm huyệt giúp cải thiện thoái hóa cột sống cổ

thoai hoa dot song co

Huyệt Phong Trì

Vị trí: Huyệt phong trì là huyệt quan trọng nó nằm ở vùng cổ gáy. Bạn có thể xác định được vị trí của huyệt này bằng cách:

  • Xòe 2 bàn tay và đặt phần lõm giữa lòng bàn tay lên 2 đỉnh tai
  • Để các ngón tay ôm chặt lấy đầu của bạn, ngón cái hướng ra sau gáy
  • Sau đó, bạn dùng ngón cái của mình vuốt dọc xuống, đi qua ụ xương tới chỗ lõm nằm giữa 2 khối cơ là vị trí của huyệt phong trì.

Bấm huyệt phong trì đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu, tê cứng gáy và cổ.

Huyệt Hậu khê

Vị trí: Cách xác định huyệt này bằng cách nắm bàn tay lại bạn sẽ thấy huyệt nằm ở nếp gấp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón út.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký ngay khóa học “Phòng ngừa và phục hồi thoái hóa khớp, cột sống” và “Xoa bóp trị liệu đau cổ vai gáy theo y học cổ truyền“. Đây là 2 trong số rất nhiều khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động do Trung tâm VMC kết nối, phối hợp cùng Bác sĩ CKI Y học cổ truyền để sản xuất.

Tại khóa học, Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều những kiến thức liên quan đến cổ vai gáy, thoái hóa khớp. Không thể thiếu được chính là những bộ giải pháp xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện đáng kể các vấn đề về sức khỏe

HOTLINE/ZALO hỗ trợ 0966 000 643

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.