Thoái hoá đốt sống cổ gây khó thở có nguy hiểm không?
admin 16/06/2022
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở không quá phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Nó khiến cho người bị thoái hoá lo lắng không biết phải làm sao để khắc phục tình trạng này và có biện pháp phòng ngừa không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở, tại sao?
Vì sao thoái hóa đốt ống cổ lại gây khó thở?
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống từ C1 – C7, được bao quanh bởi các dây thần kinh tủy sống và giữa các đốt sống là một đĩa đệm giúp nâng đỡ và giảm áp lực, va chạm giữa hai đốt sống.
Để lý giải cho tình trạng “thoái hoá đốt sống cổ” gây khó thở, các chuyên gia xương khớp đầu ngành cho biết: Khi cột sống cổ bị thoái hóa, lượng canxi trong cơ thể bị dư thừa, các gai xương sống mọc ra chèn ép, đè nén rễ dây thần kinh, làm hẹp lỗ thần kinh. Tình trạng này không được cải thiện sớm, nếu để kéo dài trên 3 tháng thì người bị thoái hoá đốt sống cổ đã tiến triển thành mãn tính. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình kèm theo cả tình trạng khó thở.
Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Nếu thoái hoá đốt sống cổ tiến triển nặng hơn, có thể gây ra các biến chứng sau dẫn đến tình trạng khó thở :
- Biến chứng cổ tim: Các triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt hoặc âm ỉ ở vùng ngực, đau tức ngực, khó thở, thở nhanh. Bạn khó thở ở mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng của mình.
- Biến chứng cổ tủy sống: Ngoài khó thở, bạn còn có các triệu chứng như chân yếu, đi không vững, dáng đi bị thay đổi, tăng phản xạ, thậm chí bị teo cơ, liệt… Thường những triệu chứng bệnh khó phân biệt khi nhận biết được thì đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn (giai đoạn 2).
- Biến chứng cổ sau chấn thương: Vùng cổ rất nhạy cảm nên khi bị tai nạn chấn thương ở vùng này xương cột sống bị tổn thương, dễ dẫn đến thoái hóa.
Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khó thở kèm theo những dấu hiệu đau nhức dữ dội, khó chịu thì bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay, để có biện pháp xử lý phù hợp.
Xem thêm: Cảnh giác trước hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng
Thoái hoá đốt sống cổ gây khó thở thì phải làm sao ?
Người bị thoái hoá đốt sống cổ cần chú ý phải thực hiện những biện pháp sau :
Đến các cơ sở Y khoa để được thăm khám
Chất lượng cuộc sống, đời sống sinh hoạt, làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Nhất là khi thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế ngay từ khi có triệu chứng sau, hãy đến các cơ sở y khoa thăm khám ngay lập tức:
- Đau nhức, khó thở xuất hiện đột ngột, ngứa ran ở cổ lan rộng ra vùng vai, cánh tay
- Ruột, bàng quang bị mất kiểm soát
- Bị đau nhức cứng khớp vào sáng khi ngủ dậy
- Bị đau tức ngực, xuất hiện tình trạng co thắt, khó thở
Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu
Dùng những thiết bị để kéo giãn cột sống cổ bị thoái hóa, chẳng hạn như giường kéo. Kéo giãn giúp cho cơ vùng cổ bị co cứng được kéo giãn, không gian của các lỗ liên hợp được mở rộng, đĩa đệm bị chệch trở lại vị trí vốn có của nó, xương khớp cũng không bị chèn ép, giải phóng các rễ dây thần kinh.
Ngoài kéo giãn cột sống cổ, bạn nên thực hiện chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại để giảm những cơn đau nhức hiệu quả.
Xem thêm: Bài tập giảm đau cổ vai gáy giúp bạn thư giãn cổ gáy nhẹ nhàng, vững vàng công việc
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở
Cột sống cổ bị thoái hóa gây khó thở ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Do vậy, bạn nhất định phải phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng này càng sớm càng tốt. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả được khuyến cáo sử dụng là :
- Vận động nhẹ nhàng mỗi khi cảm thấy cổ bị cứng, hoặc khi làm việc bị căng thẳng, đồng thời phối hợp cùng với việc xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cổ bị đau nhức.
- Luôn ngồi làm việc đúng tư thế, xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học, loại bỏ các thói quen xấu gây hại đến cột sống như vặn cộng sống, vặn cổ để phát ra tiếng
- Tránh luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao, quá sức. Không dùng gối đầu quá cao, quá thấp, nên thay đổi tư thế ngủ khi mỏi, không nên ngủ ở tư thế lâu
- Uống đầy đủ nước, mỗi ngày nên uống 2 – 2,5 lít nước, có thể là nước lọc, nước ép hoa quả hoặc nước canh.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp như Canxi, Vitamin D, Vitamin B… Đồng thời hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, dầu mỡ.
Xem thêm: Triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng, bạn có đang gặp phải?
Xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng thoái hoá đốt sống cổ bằng Y học cổ truyền
Khóa học giúp cải thiện tình trạng thoái hoá đốt sống cổ bằng y học cổ truyền là phương pháp rất hữu hiệu giúp bạn biết cách kiểm soát thoái hóa đống sống cổ tại nhà theo cách chủ động và không dùng đến thuốc. Nội dung khóa học sẽ xoay quanh việc giúp bạn có được giải pháp tự nhiên nhằm hỗ trợ chính cơ thể bạn, cụ thể:
- Thông qua các động tác xoa bóp quanh đầu, gáy, cổ và bả vai giúp giãn cơ, giảm co cứng,tăng cường tính linh hoạt, độ dẻo dai của xương khớp giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động, đi lại.
- Trong các trường hợp có biến chứng, sử dụng huyệt bị kết hợp với các bài tập luyện và xoa bóp để giải quyết.
- Hạn chế tối đa các biến chứng thông qua các bài tập hết sức đơn giản tại nhà.
Phòng ngừa và phục hồi thoái hóa khớp, cột sống
Một khoá học với nội dung phong phú từ lý thuyết đến thực hành tự kiểm tra tình trạng khớp, xoa bóp, sử dụng huyệt đạo giúp phòng ngừa và phục hồi thoái hoá khớp, cách ăn uống, tập luyện. Đây chính là chìa khoá giúp mỗi người có một hệ xương khớp khoẻ mạnh, giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được tại sao thoái hóa đốt sống cổ gây khó thở, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết để nhiều người biết, bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn.
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin (số điện thoại) hoặc liên hệ theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé