Uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng? Ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo?
admin 19/09/2022
Các khảo sát gần đây cho thấy, tinh dầu hoa anh thảo đang rất được các chị em quan tâm bởi ngoài làm đẹp da, thư giãn thì loại tinh dầu này còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại tinh dầu này bạn nhé!
Tinh dầu hoa anh thảo – Phương pháp làm đẹp da tự nhiên
Hoa anh thảo là một loại cây mọc phổ biến nhất ở khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Từ lâu nó đã được sử dụng cho rất nhiều mục đích y học. Người Châu Mỹ bản địa sử dụng lá, rễ và vỏ hạt hoa anh thảo để chữa các vết bầm tím, vết thương và các vấn đề về da, “làm đẹp da“.
Tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của hoa anh thảo và là một nguồn giàu axit béo thiết yếu Omega-6. Cụ thể là hai loại: Acid α-linolenic và axit gamma-linoleic (GLA).
GLA được sử dụng để tạo ra các chất giống như hormone gọi là prostaglandin, có thể giúp làm dịu chứng viêm.
Tinh dầu hoa anh thảo thường được dùng dưới dạng viên nang nhưng đôi khi cũng có thể ở dạng lỏng.
>> Xem thêm: Uống trà hoa đậu biếc đúng cách với những “tip” sau
Công dụng tinh dầu hoa anh thảo
Theo Healthline, những lợi ích sức khỏe bạn có thể nhận được khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo đúng cách bao gồm:
Hỗ trợ làm sạch mụn
GLA trong tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp làm sạch mụn bằng cách giảm viêm da từ đó giúp giảm số lượng tế bào da bị tổn thương. Ngoài ra GLA cũng có thể giúp da giữ ẩm, giảm tình trạng kích ứng nổi mụn do da quá khô.
Theo một nghiên cứu năm 2014, tinh dầu hoa anh thảo còn có thể giúp làm giảm tình trạng viêm môi do thuốc trị mụn.
Một nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung GLA sẽ làm giảm cả tổn thương do mụn viêm và mụn không viêm.
>> Xem thêm: Nặn mụn đầu đen xong nên làm gì để da không bị thâm sẹo?
Cải thiện bệnh chàm
Theo một nghiên cứu, GLA trong tinh dầu hoa anh thảo có thể cải thiện tình trạng của lớp biểu bì da.
Một số quốc gia (trừ Hoa Kỳ) đã chấp nhận tinh dầu hoa anh thảo để hỗ trợ điều trị bệnh chàm – một tình trạng viêm da khá phổ biến.
Cải thiện sức khỏe làn da tổng thể
Theo một nghiên cứu năm 2005, bổ sung tinh dầu hoa anh thảo qua đường uống giúp làm mịn da và cải thiện tình trạng da tổng thể nhờ các tác động duy trì:
- Độ đàn hồi của da
- Độ ẩm cho da
- Độ săn chắc
Theo nghiên cứu, GLA cần thiết cho cấu trúc và chức năng lý tưởng của da. Bởi vì da không thể tự sản xuất GLA nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo giàu GLA có thể giúp giữ cho làn da khỏe mạnh toàn diện.
>> Xem thêm: Mụn đầu đen có thành nốt ruồi không và cách loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu hoa anh thảo có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chẳng hạn như:
- Phiền muộn
- Cáu gắt
- Đầy hơi
Các nhà nghiên cứu cho rằng một số phụ nữ trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt vì họ nhạy cảm với mức prolactin bình thường trong cơ thể.
GLA có trong tinh dầu hoa anh thảo có thể chuyển đổi thành prostaglandin E1 giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt hội chứng tiền kinh nguyệt.
Uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng?
Có thể thấy loại tinh dầu này mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Vậy uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng?
Theo Healthline, thời gian uống tinh dầu hoa anh thảo cụ thể trong từng trường hợp như sau:
- Làm sạch mụn: Tùy từng sản phẩm trên thị trường nhưng các nghiên cứu cho thấy, sử dụng 3 lần mỗi ngày trong vòng 8 tuần đã cho thấy hiệu quả trong việc làm sạch mụn.
- Cải thiện bệnh chàm: Trong các nghiên cứu, uống từ 1 – 4 viên tinh dầu hoa anh thảo 2 lần mỗi ngày (trong 12 tuần) sẽ giúp cải thiện bệnh chàm. Hoặc có thể thoa 1 ml tinh dầu có nồng độ 20% lên da 2 lần/ngày, tối đa 4 tháng.
- Cải thiện sức khỏe làn da tổng thể: Uống viên nang 500mg tinh dầu hoa anh thảo 3 lần mỗi ngày trong tối đa 12 tuần.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Uống 6 đến 12 viên nang (500mg đến 6.000 mg) từ 1 – 4 lần mỗi ngày (tối đa 10 tháng). Bắt đầu với liều nhỏ nhất có thể, và tăng dần lên nếu cần thiết để giảm các triệu chứng.
Ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo
Theo chuyên gia dinh dưỡng Donia Hilal, cần lưu ý không sử dụng tinh dầu hoa anh thảo cho các đối tượng:
- Phụ nữ mang thai: Chưa có kết quả nghiên cứu an toàn trên phụ nữ có thai, nên tốt nhất bạn không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo khi đang mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Người đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu (chống đông máu) như Warfarin: Tinh dầu hoa anh thảo sẽ làm tăng khả năng làm loãng máu và dẫn đến khó cầm máu trong một số trường hợp.
- Người sắp thực hiện bất kỳ loại phẫu thuật nào trong vòng 2 tuần sắp tới: Như đã nói ở trên, tinh dầu hoa anh thảo có thể gây chảy máu quá nhiều nếu bạn tiếp tục dùng nó trước ngày phẫu thuật.
- Người bị động kinh, tâm thần phân liệt hoặc bất kỳ rối loạn co giật nào khác: Tăng nguy cơ co giật ở những đối tượng này.
>> Xem thêm: Bật mí những bí quyết chăm sóc mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
Phương pháp làm đẹp da mặt tự nhiên từ Y học cổ truyền
Có thể thấy tinh dầu hoa anh thảo là một phương pháp làm đẹp da từ tự nhiên với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Hiện nay dù có rất nhiều phương pháp làm đẹp tân tiến xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của xã hội nhưng xu hướng làm đẹp từ tự nhiên, đặc biệt là các phương pháp từ Y học cổ truyền vẫn luôn giữ được chỗ đứng vững chắc không thể thay thế.
Hơn thế nữa, thời gian gần đây phương pháp làm đẹp tự nhiên này đang dần trở thành xu hướng bởi tính an toàn, hiệu quả mà không cần phải sử dụng thuốc hay các loại mỹ phẩm đắt tiền.
Khoá học “Làm đẹp da mặt bằng Y học cổ truyền” có thể xem là phương pháp an toàn nhưng lại mang đến hiệu quả toàn diện giúp bạn có được làn da khỏe đẹp tự nhiên.
Làm đẹp da mặt bằng Y học cổ truyền
Khoá học “Làm đẹp da mặt bằng Y học cổ truyền” ra đời không nằm ngoài mục tiêu đem đến vẻ đẹp tự nhiên, khoẻ mạnh cho da mặt bằng những gì đã có sẵn trong cơ thể chúng ta bằng cách chăm sóc cảm xúc, nuôi dưỡng nội tạng thông qua các kĩ thuật đặc biệt tác động lên hệ thống huyệt vị, kinh lạc.
Tham gia khóa học bạn sẽ biết được những phương pháp chăm sóc cảm xúc, nuôi dưỡng nội tạng thông qua các kĩ thuật đặc biệt tác động lên hệ thống huyệt vị, kinh lạc để có được làn da mang vẻ đẹp tự nhiên, khỏe mạnh.
HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966.000.643
Nguồn tham khảo:
- Healthline – 10 Benefits of Evening Primrose Oil and How to Use It
- Holland and Barrett – Evening primrose oil: Benefits, dosage, side effects, uses & more