3 thực phẩm vô giá cho người mắc COVID-19 theo y học cổ truyền
admin 08/09/2021
Đông y cho rằng, nếu âm dương điều hòa thì mọi sự hanh thông, vạn vật tươi tốt, sức khỏe tốt. Nếu âm dương mất cân bằng thì mọi vật trắc trở, hư hoại, bệnh tật phát sinh. Khi âm dương điều hòa thì kinh mạch lưu thông, khí huyết nuôi dưỡng tạng phế và toàn thân tốt. Dưới đây là 3 thực phẩm vô giá cho người mắc COVID-19 mà VMC muốn giới thiệu đến bạn.
3 loại rau củ tốt cho người mắc COVID-19
Người bệnh biểu hiện ho tức ngực, đờm loãng, khi ăn uống nên dùng vị dưỡng phế bổ dương, ích khí hóa đàm, cầm ho. Trong đó chú trọng các loại rau củ sau:
1. Cà rốt
Theo sách “Dược tính chỉ nam”, cà rốt có vị ngọt, tính ấm, không độc. Chủ trị hạ khí bổ trung, thông lợi được lồng ngực và trường vị, yên 5 tạng, ăn ngon dễ tiêu, dùng nó tăng sức khỏe không có hại.
Cà rốt có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin A, K, B6… giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc.
Cách dùng:
Có thể luộc, xào, hầm, làm gỏi, xay ép nước uống.
Làm bài canh dưỡng sinh: Hầm cà rốt, nấm hương, củ cải, ngưu bàng, mỗi thứ 50g hoặc hơn, gia vị vừa đủ.
Cà rốt là món ăn vị thuốc bổ dương ích khí dùng tốt cho người mệt mỏi thiếu máu, hay ho đờm tức ngực. Nó còn là vị thuốc tăng cường kháng thể hỗ trợ phòng ngừa tái phát.
Xem thêm:
- 7 vitamin và khoáng chất cần bổ sung ngay để có hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Bài tập giảm đau mỏi mắt cho dân văn phòng mùa dịch
- Tại sao bệnh nhân COVID-19 tái dương tính trở lại?
2. Hành tây
Theo Đông y, hành tây vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát khuẩn, lợi tiểu tiện…
Hành tây còn chứa nhiều vitamin nhóm B, A, C và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
Cách dùng:
Mỗi lần lấy 60-80g hành tây thái lát xào với thịt lợn, thịt bò hoặc làm salad hay hầm với cà rốt, khoai tây ăn đều tốt cho sức khỏe.
Hành tây là món ăn vị thuốc bổ ích cho người dương hư, phế khí yếu. Biểu hiện ho tức ngực sườn, huyết ứ, bụng đầy đàm trệ. Người có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao dùng đều tốt.
Hành tây còn giúp ngăn ngừa tái phát cho người mắc COVID-19, giảm nhẹ biến chứng huyết ứ đông máu, đàm trệ ở phổi.
3. Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm, không độc. Tác dụng ôn kinh tán hàn, cầm huyết chỉ thống, tiêu đờm giảm ho, thông huyết hàn. Ngoài ra còn giải ngoại tà uế khí, huyết ứ trệ, các chứng huyết hàn đau bụng, đau khớp, huyết ứ kinh không đều.
Cách dùng:
Rau ngải diệp tươi non 20 – 40g hầm cùng thịt gà, đậu xanh, ăn vài lần trong tuần giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Hoặc hấp 20g rau ngải cứu với 1 quả trứng gà, thịt lợn băm, hành hoa gia vị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ngải cứu vào cháo: Rau ngải cứu 20g, hành hoa 20g, lá tía tô 10g, gạo 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín thì cho các loại rau thái nhỏ vào, thêm gia vị vừa đủ. Ăn khi cháo còn ấm.
Rau ngải cứu rất tốt với người phế dương khí hư, ho đờm nhiều, ho tức ngực do huyết ứ, bụng đầy chậm tiêu ăn kém.
Lưu ý: Ngải cứu tính ấm không nên dùng nhiều. Người gầy nóng âm hư ho khan không dùng. Người dương suy sợ lạnh nên tăng cường ăn vị bổ ấm, tránh vị lạnh (hàn), vị chua, đắng quá, thức ăn tính âm cao. Rau củ quả nên ăn luộc xào, thêm gia vị ấm như gừng, nghệ, sả, ớt để giảm bớt tính hàn.
Để tìm hiểu các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động dựa trên các phương pháp tối ưu nhất của y học cổ truyền, bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng bằng Y học Cổ truyền
Trong Y học cổ truyền khả năng miễn dịch của cơ thể được gọi là Vệ khí. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và thực hành theo những chỉ dẫn, kinh nghiệm đúc kết của các thầy thuốc cổ xưa để biết cách tự nâng cao sức khỏe cho chính mình và người thân