6 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần nhớ

Hà 20/09/2022

Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường. Dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc. Việc phát hiện sớm các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu giúp điều trị kịp thời, giảm các biến chứng. Từ đó tăng tỷ lệ trị khỏi, kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng cuộc sống.

Nhận biết triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Tuy các dấu hiệu rất dễ thấy nhưng không mấy người để ý tới nó. Các biểu hiện thường thấy của triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý như:

Cảm thấy đói và mệt mỏi

trieu chung tieu duong gia doan dau

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi.

>> Xem thêm: Tiểu đường ăn gì thay cơm? Người tiểu đường nên chú ý những nguyên tắc ăn uống nào?

Đi tiểu thường xuyên

Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Khi lượng đường trong máu của bạn lên cao mà thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại, điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Chính vì vậy mà bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Đây là một trong những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu mà các bạn có thể dễ thấy nhất.

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu: Dễ nhiễm trùng

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục. Thường thấy ở phụ nữ là bị nấm âm đạo.

Giảm thị lực

trieu chung tieu duong gia doan dau

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất thị giác ở người trưởng thành. Một số triệu chứng thường gặp có thể là: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, võng mạc, … Thị lực ở thường suy giảm hoặc mất đột ngột do lượng đường trong máu cao sẽ phá huỷ mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm.

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu: Sụt cân nhanh chóng

Đái tháo đường làm cho cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Sự thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu nên dù có ăn uống nhiều nhưng vẫn sụt cân rất nhanh.

>> Xem thêm: Ăn hoa quả sấy có béo không? Tiểu đường có nên ăn hoa quả sấy không?

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu: Khát nhiều

trieu chung tieu duong giai doan dau

Cảm thấy khát nước hơn bình thường: Khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây cảm giác khát nước liên tục.

Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được những biến chứng khôn lường của tiểu đường. Khi những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu còn chưa rõ rệt, bạn đang nghi ngờ bản thân rằng có đang mắc tiểu đường hay không? Cách tốt nhất để biết chắc chắn là bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra. Những cách thử tiểu đường đơn giản, dễ thực hiện tại nhà cũng giải pháp thay thế cho bạn khi điều kiện chưa cho phép.

>> Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Cách thử tiểu đường đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Thử tiểu đường thông qua xét nghiệm HbA1C

trieu chung tieu duong giai doan dau

Xét nghiệm chỉ số HbA1C (hay xét nghiệm A1C) là xét nghiệm máu để xác định mức đường huyết trong cơ thể. Điều kiện cần khi xét nghiệm HbA1C là bạn cần phải có cho mình thiết bị đo phù hợp. Hiện ở các cửa hàng vật tư y tế hay trên các trang thương mại điện tử uy tín đều dễ thấy.
Xét nghiệm chỉ với một lượng máu nhỏ và kết quả cho ra sẽ được tính là:

  • Dưới 5.7%: chỉ số của người bình thường
  • Từ 5.7% – 6.4%: giai đoạn tiền tiểu đường
  • Lớn hơn hoặc bằng 6.5%: bạn đã mắc tiểu đường

Test tiểu đường bằng máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết có thể có kết quả nhanh chóng nhưng cũng đòi hỏi bạn phải biết cách lấy máu thử tiểu đường và thực hiện đúng mới cho ra kết quả chính xác.

Bạn có thể thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày với các bước sau đây:

  • Rửa tay sạch bằng nước rửa tay hoặc cồn sau đó lau khô
  • Lắp kim lấy máu vào bút và điều chỉnh
  • Thả lỏng ngón tay, bấm nắp bút vào ngón tay để lấy máu
  • Lấy máu rồi đưa vào que thử để kiểm tra kết quả
  • Nếu chỉ số đường huyết từ 200mg/dL trở nên thì có thể bạn đã mắc tiểu đường. Bạn nên đi tới bệnh viện để có thể có kết quả chuẩn xác nhất.

Giải pháp an toàn giúp kiểm soát tiểu đường

Mong rằng bạn đã có thể bỏ túi được cho mình một vài gợi ý về triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu. Bên cạnh đó chúng ta có thể nâng cao hiểu biết để tự biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính mình.
Tham khảo: Khóa học Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền – Trung tâm VMC để:

  • Hiểu biết về tiểu đường
  • Xoa bóp chủ động kiểm soát đường huyết & phục hồi tiểu đường
  • Bấm huyệt chủ động kiểm soát đường huyết
  • Xoa bóp bàn chân chủ động kiểm soát đường huyết
  • Ăn uống tập luyện kiểm soát tiểu đường, mỡ máu theo YHCT Việt Nam

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966 000 643

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.