8 loại thảo dược quen thuộc hỗ trợ điều trị cao huyết áp

VMC-Admin 20/09/2021

Cao huyết áp là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay và có xu hướng trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn, cao huyết áp có thể dẫn tới nhiều triệu chứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cải thiện tình trạng cao huyết áp nhanh chóng và hiệu quả là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Bên cạnh lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe kết hợp với một vài phương pháp Y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, massage,…nhiều người có xu hướng sử dụng thảo mộc để hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp. 

Tại Việt Nam, có rất nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên phổ biến, dễ tìm quanh vườn nhà đã được sử dụng trong các bài thuốc, dược liệu. Chính bởi vậy, Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ giới thiệu đến bạn một vài loại thảo dược quen thuộc, dễ tìm và phù hợp với cơ địa của người Việt để hỗ trợ điều trị huyết áp cao.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp với tỏi

Hiện nay, tỏi được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày và được coi như một biện pháp cải thiện tình trạng cao huyết áp thay thế cho các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, điều trị cao huyết áp bằng tỏi chỉ hiệu quả đối với những người bị cao huyết áp tâm thu. Bởi lẽ, theo nghiên cứu từ các chuyên gia, việc sử dụng tỏi có liên quan đến tình trạng huyết áp giảm với những người bị cao huyết áp tâm thu nhưng không có tác dụng đối với những người chỉ bị cao huyết áp tâm trương. Do đó, bạn nên hiểu rõ tình trạng cao huyết áp trước khi sử dụng loại thảo mộc này. 

Thành phần của tỏi bao gồm các hợp chất lưu huỳnh như Allicin có tác dụng gia tăng khả năng sản sinh oxit nitric. Đây là phân tử giúp cải thiện sự co giãn của cơ và mạch máu, giúp điều hòa lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa chất polysulfides có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc. Do đó, tỏi có thể giúp kiểm soát và hạ huyết áp với những người bị cao huyết áp.

Bạn có thể sử dụng tỏi bằng nhiều cách khác nhau để cải thiện cao huyết áp như: ăn sống, dùng làm dầu, bột tỏi, tỏi ngâm,… Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng ăn tỏi ngâm có thể hỗ trợ cho việc giảm huyết áp lâu dài. Sử dụng tỏi với lượng vừa đủ trong chế biến các món ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp cao nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý: Những người bị rối loạn xuất huyết và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng tỏi. 

Các loại thảo dược giúp điều trị cao huyết áp

Xem thêm: Cách tự chăm sóc sức khỏe nhờ y học cổ truyền trong mùa dịch

Rau cần tây giúp hạ huyết áp 

Cần tây là một loại thảo mộc quen thuộc và được sử dụng phổ biến hiện nay, nhất là ở giới trẻ. Thành phần của cần tây gồm: canxi, sắt, photpho, acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin. 

Tác dụng: Cần tây giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa thành phần hóa học tự nhiên Apigenin giúp ngừa huyết áp cao và giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, hạt cần tây cũng có tác dụng cải thiện tình trạng cao huyết áp an toàn và hiệu quả. 

Bạn có thể dùng cần tây hạ huyết áp bằng những cách sau đây:

  • Nước ép cần tây: Khoảng một năm trở lại đây, nước ép cần tây đã trở thành xu hướng mà giới trẻ vô cùng ưa thích. Nước ép cần tây là trào lưu có tác dụng làm đẹp da và tốt cho sức khỏe, nhất là công dụng kiểm soát huyết áp cao. Cách làm: Bạn nên dùng 250g rau cần tây tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút sau đó ép lấy nước. Mỗi lần uống một cốc nước rau cần, mỗi ngày 2 lần. Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hàng ngày.  
  • Trà rau cần tây và táo đỏ: rau cần 300g, táo đỏ 12 quả. Rau cần rửa sạch, cắt đoạn ngắn; táo đỏ rửa sạch. Cho cả hai vào nồi, cùng một lượng nước vừa đủ để nấu lấy nước uống trong ngày.
  • Rau cần tươi xay hoặc giã, vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha với lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp. 
  • Hỗn hợp của cần tây tươi với giấm sẽ xoa dịu cơn hoa mắt, đau vai và đau đầu do cao huyết áp gây ra.

Lưu ý: Cần tây và nước ép cần tây có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một số người bị dị ứng với cần tây, gây ra các triệu chứng như: phát ban trên da, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về hô hấp. Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cần tây. Không giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì sẽ làm tăng gấp 25 lần chất furanocoumarin trong cần tây, có thể gây ung thư.

Rau và nước ép cần tây

Hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp bằng Hoa Atiso đỏ

Hoa atiso đỏ hay còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như: hoa Hibiscus, hoa bụp giấm, Roselle, trà chua hoặc hồng hoa,… Thành phần tinh chất của hoa atiso đỏ có chứa nhiều Bioflavonoids là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein, hỗ trợ hạ huyết áp. Không những vậy, hoa atiso đỏ còn là thảo dược giàu  dinh dưỡng, chứa các axit, protein, vitamin C và nhiều chất có tính kháng sinh khác.

Tác dụng: Hoa atiso đỏ có công dụng lợi tiểu, giúp giãn các động mạch và chứa hoạt chất ức chế men chuyển angiotensin tự nhiên gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Tinh dầu hạt atiso đỏ có tác dụng chống nhiễm nấm và các bệnh ngoài da. Do đó, người bị cao huyết áp sử dụng hoa atiso đỏ sẽ có thể làm chậm quá trình co mạch máu gây cao huyết áp hiệu quả hơn. 

Có những cách sau giúp hạ huyết áp bằng atiso đỏ mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngâm siro atiso đỏ: Đối với hoa atiso đỏ, tách lấy phần đài hoa để ngâm, bỏ riêng cánh và nhụy hoa. Đài hoa rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi để ráo. Bạn nên xếp lớp lần lượt atiso với đường kính trắng theo tỷ lệ 1:1, lớp đường ở đáy vào bình thủy tinh. Lưu ý ép chặt hoa xuống, tránh không phủ hết đường gây mốc, nổi váng. Khi sử dụng, bạn pha thêm nước lọc, với bệnh nhân cao huyết áp thì nên hạn chế nạp đường vào cơ thể dẫn đến tiểu đường thường đi kèm với cao huyết áp khiến bệnh tình nặng hơn. 
  • Pha trà atiso đỏ khô: Lấy 1 nhúm hoa atiso đỏ khô cho vào bình nước sôi, hãm giống với hãm trà trong khoảng 10 – 20 phút là có thể thưởng thức được. Hương vị trà chua nhẹ tự nhiên nên có thể thêm đường hay mật ong để dễ uống hơn.
  • Nấu trà atiso đỏ tươi: Cho đài hoa vào nước đun sôi, có thể thêm một lát gừng sau đó đổ ra cốc và thêm một muỗng đường hoặc mật ong.

Lưu ý: Mặc dù hoa atiso đỏ là thảo mộc tự nhiên có nhiều công dụng nhưng với những người đang dùng hydrochlorothiazide – một loại thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị huyết áp cao, thì hoa atiso đỏ không được khuyến khích sử dụng đồng thời vì có thể xảy ra tương tác với thuốc.

Cây xạ đen cải thiện tình trạng huyết áp cao

Xạ đen hay còn được người dân gian gọi là cây bạch vạn hoa, cây ung thư, cây bách giải, trong y học có tên khoa học là Celastrus Hindsii. Trong xạ đen có chứa một số hoạt chất như: tanin, flavonoid, acid amin, triterpenoid, các polyphenol. Trong đó, Flavonoid là chất oxy hóa chận, có tác dụng ổn định huyết áp. 

Tác dụng: Những hoạt chất có trong xạ đen đều có tác dụng giúp ổn định huyết áp, thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Do đó xạ đen được sử dụng trong việc cải thiện tình trạng cao huyết áp. 

Cách dùng: Bạn có thể dùng xạ đen khô hãm với nước. Người bị cao huyết áp nên uống nước xạ đen hàng ngày để có công dụng hiệu quả nhất.

Lưu ý: phụ nữ mang thai không nên dùng xạ đen vì xạ đen không tốt cho thai nhi, có thể gây sảy thai.

Cây xạ đen giúp hạ huyết áp cao

Xem thêm: Những loại nước từ rau củ là ‘thần dược’ giảm huyết áp

Bạch đậu khấu hạ huyết áp

Bạch đậu khấu là một loại nguyên liệu thường được dùng trong ẩm thực như là gia vị. Nhờ đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu, giúp loại bỏ nước dư thừa tích tụ trong cơ thể như lượng dịch xung quanh tim, bạch đậu khấu có tác dụng làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt trong bạch đậu khấu giúp làm tăng số lượng tế bào hồng cầu, do đó tăng cường sức khoẻ, tốt cho những người bị cao huyết áp.

Cách dùng: Bạch đậu khấu thường đước sử dụng dưới dạng trà. Bạn có thể tham khảo cách làm trà bạch đậu khấu như sau: Nghiền nhỏ bạch đậu khấu rồi đun sôi với nước. Uống 1-2 tách trà bạch bạch đậu khấu sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, giúp sáng da. Trà bạch đậu khấu cũng có tác dụng duy trì và phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 

Bạch đậu khấu điều trị cao huyết áp

Hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp bằng Húng quế

Húng quế, tên khoa học Ocimum basilicum, là loại rau phổ biến trong đời sống hàng ngày. Thành phần chính trong húng quế bao gồm: Linalol, Cineol, Estragolm, Metylchavicol và Geranyl acetat. Bên cạnh đó, tinh dầu của húng quế bao gồm camphene, eugenol và cineole có thể ngăn cản tình trạng sung huyết. Trong húng quế ngọt cung cấp nhiều eugenol, chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm huyết áp cao và hỗ trợ thư giãn mạch máu.

Tác dụng: Thường xuyên ăn húng quế mỗi ngày, cơ thể sẽ cải thiện được độ nhớt của máu, máu loãng hơn giúp làm tăng khả năng lưu thông đến các bộ phận để thực hiện chức năng trao đổi chất. Đồng thời, húng quế cũng giúp tối ưu được nồng độ cholesterol trong máu, giúp ngăn chặn khả năng tích tụ của cholesterol xấu lên thành động mạch dẫn đến hạn chế khả năng lưu thông máu do hẹp thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tạo huyết khối làm tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ.

Cách dùng: Dùng húng quế như một loại rau ăn kèm trong mỗi bữa ăn hoặc có thể sử dụng dưới dạng bột chế biến các món ăn. 

Lưu ý: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai nên tránh sử dụng loại thảo dược này bởi húng quế có thể gây nên tình trạng co thắt tử cung, khiến máu trở nên loãng hơn và hạ thấp đường huyết như vậy sẽ làm tăng cao nguy cơ sảy thai.

Đọc thêm: Làm cách nào để chăm sóc sức khỏe một cách chủ động

Rau mùi tây hạ huyết áp 

Rau mùi tây có các thành phần như: Vitamin A, C, K, các hợp chất Phenolic, Flavonoid chống oxy hóa,…đặc biệt là các hợp chất carotenoid giúp làm giảm huyết áp cao và cholesterol xấu. Do đó, sử dụng rau mùi tây thường xuyên sẽ có tác dụng giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, ngăn không cho canxi đi vào tim và động mạch.

Hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp bằng Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là một loại thảo mộc giảm huyết áp cao rất hiệu quả. Nó cung cấp nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, điển hình là axit rosmarinic. Hợp chất này có tác dụng giảm viêm, giảm lượng đường huyết, tăng lưu lượng máu và hạ huyết áp cao nhờ vào khả năng ức chế men chuyển (ACE). ACE vốn là một phân tử có thể làm thu hẹp các mạch máu và gây tăng huyết áp, do đó việc ức chế được phân tử này sẽ giúp giảm chỉ số huyết áp cao trong máu.

Cải thiện huyết áp cao bằng Cỏ xạ hương

Tình trạng cao huyết áp có thể được cải thiện nhờ sử dụng một cách thông minh và chủ động các loại thảo dược lành tính, phổ biến và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống dinh dưỡng và tham gia các khóa học chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền để có thể kiểm soát huyết áp cao một cách hiệu quả nhất. 

Tất cả những khóa học về sức khỏe đều có tại Trung tâm VMC – Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng VMC Việt Nam với mức chi phí hỗ trợ nhất. Vui lòng xem thêm tại website hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.