Người trầm cảm có tự khỏi được không? Những biểu hiện bạn cần chú ý

admin 30/09/2022

Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến cách bạn cảm thấy, cách bạn suy nghĩ và cách bạn hành động. Vậy người trầm cảm có tự khỏi được không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Trầm cảm là gì và biểu hiện của người trầm cảm

nguoi tram cam co tu khoi duoc khong

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tỉnh thần. Trên toàn cầu, ước tính có 5% người lớn mắc chứng rối loạn này. Nó biểu hiện bởi nỗi buồn dai dẳng và không có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bổ ích hoặc thú vị trước đó. Tình trạng mệt mỏi và kém tập trung là dễ gặp phải nhất.

WHO làm việc với các Quốc gia Thành viên và các đối tác để giảm gánh nặng của các rối loạn tâm thần như trầm cảm. Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thảo luận về sức khỏe tâm thần nhiều lần và vào năm 2019, đã thông qua việc mở rộng Kế hoạch Hành động Toàn diện về Sức khỏe Tâm thần của WHO đến năm 2030.

Các biểu hiện của trầm cảm:

  • Khó tập trung, ghi nhớ chi tiết và đưa ra quyết định
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng và bất lực
  • Mất ngủ, thức dậy vào sáng sớm hoặc ngủ quá nhiều
  • Sức khỏe tinh thần giảm sút
  • Bồn chồn
  • Mất hứng thú với những thứ từng thú vị, bao gồm cả tình dục
  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn
  • Đau nhức, đau đầu
  • Cảm giác buồn dai dẳng, lo lắng hoặc “trống rỗng”
  • Suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử
  • Đánh mất niềm vui trong cuộc sống

Mặc dù những triệu chứng này là phổ biến nhưng không phải ai bị trầm cảm cũng sẽ có những triệu chứng giống nhau. Mức độ nghiêm trọng của chúng, tầm suất xảy ra và thơi gian kéo dài có thể khác nhau.
>> Xem thêm: Cảm thấy buồn chán – cảnh giác với chứng trầm cảm nhẹ

Nguyên nhân dẫn dẫn đến trầm cảm

nguoi tram cam co tu khoi duoc khong

Bạn có người thân mắc trầm cảm và có bao giờ bạn tự hỏi người trầm cảm có tự khỏi được không? Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó cùng đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Sự kiện cuộc đời

Nghiên cứu cho thấy rằng những khó khăn bạn gặp phải liên tục – thất nghiệp trong thời gian dài, sống trong một mối quan hệ lạm dụng hoặc không quan tâm hoặc cô đơn trong thời gian dài, căng thẳng công việc kéo dài – có nhiều khả năng gây ra trầm cảm.

Yếu tố cá nhân

  • Tiền sử gia đình – có cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh trầm cảm không có nghĩa là bạn sẽ tự động có trải nghiệm tương tự. Hoàn cảnh sống và các yếu tố cá nhân khác vẫn có thể có ảnh hưởng quan trọng.
  • Tính cách – Một số người có thể có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn vì tính cách của họ, đặc biệt nếu họ có xu hướng lo lắng nhiều, tự ti, cầu toàn, nhạy cảm với những lời chỉ trích cá nhân hoặc tự phê bình và tiêu cực.
  • Sự căng thẳng và lo lắng khi phải đương đầu với một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm, đặc biệt nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng quản lý lâu dài và hoặc đau mãn tính.
  • Sử dụng ma túy và rượu – Sử dụng ma túy và rượu đều có thể dẫn đến và hậu quả của bệnh trầm cảm. Nhiều người bị trầm cảm cũng có vấn đề về ma túy và rượu. Hơn 500.000 người Úc sẽ bị trầm cảm và rối loạn sử dụng chất kích thích cùng một lúc, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

>> Xem thêm: Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm cười

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

nguoi tram cam co tu khoi duoc khong

Việc người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào mức độ tình trạng của người đó. Một giai đoạn trầm cảm theo tự nhiên có thể tự hồi phục sau 9-13 tháng. Đối với những người có tình trạng trầm cảm nhẹ, họ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay các trị liệu. Tuy nhiên, việc trị liệu bằng phương pháp tâm lý trị liệu hoặc thuốc chống trầm cảm tùy theo mức độ có thể giúp hồi phục trong thời gian nhanh hơn và ít để lại các triệu chứng tồn dư.

Nếu bạn biết mà không can thiệp hay không có bất kỳ phương pháp cải thiện nào, có thể còn các triệu chứng và tái phát liên tiếp khiến bạn đối mặt với tình trạng buồn bã và lâu dần việc trị liệu sẽ khó đáp ứng hơn. Hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng tới các tình trạng sức khỏe khác như dạ dày, đường ruột, huyết áp…

>> Xem thêm: Các mức độ trầm cảm và phương pháp phù hợp giúp bạn vượt qua trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?

Trầm cảm và các rối loạn tâm thần liên quan có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm thành tích ở trường, năng suất làm việc, mối quan hệ với gia đình và bạn bè, và khả năng tham gia vào cộng đồng.

Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa trầm cảm và sức khỏe thể chất, bao gồm bệnh lao và bệnh tim mạch. Trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người – già và trẻ, giàu và nghèo – ở tất cả các quốc gia. Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới.

>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về chứng trầm cảm sau sinh con

Những phương pháp giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm

nguoi tram cam co tu khoi duoc khong
  • Bạn hãy ngủ đủ giấc. Trầm cảm có thể khiến bạn khó nhắm mắt và ngủ quá ít có thể làm trầm cảm thêm trầm trọng. Bạn có thể làm gì? Bắt đầu bằng cách thực hiện một số thay đổi đối với lối sống của bạn. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Cố gắng không ngủ trưa. Hãy loại bỏ mọi phiền nhiễu, hạn chế sử dụng điện thoại và Tivi. Theo thời gian, bạn có thể thấy giấc ngủ của mình được cải thiện.
  • Khi bạn chán nản, không biết phải làm gì. Hãy thúc đẩy bản thân làm điều gì đó khác biệt. Ví dụ, bạn có thể đến các nhà sách chọn một quyển và đọc hoặc bạn có thể tham gia vào các hoạt động chung với mọi người. Khi chúng ta thử thách bản thân làm điều gì đó khác biệt, sẽ có những thay đổi về mặt hóa học trong não. “Thử một cái gì đó mới làm thay đổi mức độ của dopamine, có liên quan đến niềm vui, sự thích thú và học tập.”
  • Bạn hãy tập cho mình thói quen tập thể dục mỗi ngày. Mỗi ngày bạn dành ra khoảng 30 phút để đi chạy nhẹ hoặc chỉ cần đi bộ trong các khu công viên sẽ khiến tâm trạng bạn thoải mái.

Kết luận

Bài viết trên đây là giải đáp cho bạn về câu hỏi Người trầm cảm có tự khỏi được không? Khi bạn có những biểu hiện trầm cảm, bạn nên chia sẻ ngay tình trạng của bản thân với người có thể thấu hiểu bạn để nhận được sự giúp đỡ. Khi được xác định đúng, bạn sẽ được tiếp cận với các phương pháp trị liệu giúp bạn thoát khỏi trầm cảm và dần trở lại cuộc sống vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát stress dựa trên các phương pháp Y học cổ truyền cũng đang được ứng dụng rất rộng rãi. Tính An toàn, dễ thực hiện, có hiệu quả được Bác sĩ CKI Y học cổ truyền đánh giá rất cao.

Khóa học “Kiểm soát stress bằng Y học cổ truyền” sẽ giúp bạn tìm ra một lối thoát cho các vấn đề tâm lý và thể chất, dựa trên nguyên lý chữa lành từ chính cơ thể bạn.

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966.000.643

Nguồn: WHO, HelloBacsi

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.